Từ ngày 1/7/2020, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT chính thức có hiệu lực. Trong đó, bổ sung thêm nhiều loại biển cấm tốc độ, cấm rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết.

Theo tin tức pháp luật xe hơi, quy chuẩn 41:2019 ra đời để thay thế cho quy chuẩn 41:2016 với nhiều thay đổi mới. Ví dụ, xe tải dưới 1,5 tấn không còn là xe con, không còn quy định rõ về “Vượt phải”, bổ sung thêm một số loại biển cấm tốc độ, cấm rẽ, đỗ dừng…





Biển báo hiệu được đặt ở phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt); đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng. Quy chuẩn này không còn gò bó như quy chuẩn cũ. Hơn nữa, quy chuẩn mới còn bổ sung thêm các vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt).

Quy chuẩn mới: Các loại biển cấm tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết

Hệ thống biển báo chằng chịt đôi khi làm khó người tham gia giao thông.

Ngoài ra, quy chuẩn 41:2019 còn sửa đổi về đặt biển trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Quy chuẩn mới quy định biển báo hiệu đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt); đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng. Và tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.

Đặc điểm các loại biển báo cấm có đặc điểm hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140. Tất cả có đường kính: 70 cm; viền đỏ: 10 cm; vạch đỏ: 5 cm.


Theo Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.thì hành vi không chấp hành hiệu lệnh, biển báo, vạch kẻ đường bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. 

1. Các loại biển cấm

Quy chuẩn mới: Các loại biển cấm tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết
 1. Biển P.121: Cự ly tối thiểu giữa 2 xe  4. Biển P.124b: Cấm xe ô tô quay đầu
 2. Biển P.123 (a,b): Cấm rẽ phải và cấm phải   5. Biển P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe
 3. Biển P.124a: Báo cấm các loại xe quay đầu   6. Biển P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe: Cấm ô tô

2. Các loại biển cấm vượt

Quy chuẩn mới: Các loại biển cấm tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết

7. Biển P.125: Cấm vượt 8. Biển P.126: Cấm xe ô tô tải vượt

3. Các biển cấm tốc độ

Quy chuẩn mới: Các loại biển cấm tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết

9. Biển P.127: Tốc độ tối đa cho phép 12. Biển P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường
10. Biển P.127a: Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm 13. Biển DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép
11. Biển P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường  

4. Các loại biển báo khác

Quy chuẩn mới: Các loại biển cấm tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết

14. Biển P.128: Cấm sử dụng còi 20. Biển DP.134: Hêt tốc độ tối đa cho phép
15. Biển P.129:Khiểm tra; báo nơi đặt trạm kiểm tra 21. Biển DP.135: Hết tất cả lệnh cấm
16. Biển P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe 22. Biển P.136: Cấm đi thẳng
17. Biển P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe 23. Biển P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải
18. Biển P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều đi qua đường hẹp 24. Biển P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái
19. Biển DP.133: Hết cấm vượt 25. Biển P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải
  26. Biển P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự

 

(Nguồn ảnh: Internet)


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất