Hãy cùng Oto.com.vn hiểu rõ hơn về các quy định mới trong quy chuẩn 41/2016.
Quy định vượt phải – nhiều tài xế ô tô đang hiểu lầm
Trong quy chuẩn 41 đã định nghĩa rất rõ về tình huống vượt phải: Trên các tuyến đường có nhiều hơn hai làn đường, các xe theo cùng một chiều đường có thể chạy nhanh hơn nhau, miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường.
Trên đường 2 làn trở lên, tài xế có thể cho xe chạy về bên phải mà không phạm lỗi vượt phải
Tuy nhiên, nhiều người lại đang hiểu nhầm vấn đề này là nếu xe sau muốn vượt nhưng không thể vượt bên trái nên tách sang “làn bên phải”, tức là sang làn khác không cùng làn với xe đang chạy trước và phải chạy nhanh hơn xe phía trước để vượt.
Hiểu một cách đúng nhất, nếu tài xế muốn vượt xe phía trước đi chậm hơn vẫn có thể chuyển làn theo quy định với đầy đủ tín hiệu, đúng tốc độ, sau đó chuyển làn lại thì sẽ không bị vi phạm lỗi.
Dù vậy nhưng khi chạy xe trên cao tốc, xe phía sau nên hạn chế vượt về phía làn bên phải mà nên ra tín hiệu để xe phía trước hiểu bạn đang muốn vượt và chuyển sang làn bên phải nếu họ đi chậm hơn. Đồng thời, các tài xế chạy ở làn bên trái cần chủ động nhường đường khi thấy xe khác xin vượt. Nếu chạy xe với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép thì tốt nhất nên chạy sang làn bên phải để nhường phần đường cho những xe chạy làn bên trái.
Ngoài ra còn có nhiều xe gắn camera hành trình cũng không bị coi là vi phạm luật, vì chuyển sang làn bên phải, chạy đúng tốc độ tối đa cho phép để vượt qua các xe khác trên làn trái sát dải phân cách.
Quy định về đè vạch liền
Vạch liền phân chia tại ngã tư
Theo quy chuẩn trước đây là 41/2012, không có mục nào quy định về vạch liền phân chia các làn đường trong cùng một chiều mà chỉ có vạch liền để phân chia hai chiều ngược nhau. Trong khi đó lại có rất nhiều tài xế bị CSGT thổi phạt vì đè lên vạch (không chuyển làn) gây ra nhiều bức xúc và tranh cãi.
Cũng chính vì những lý do đó mà khi quy chuẩn 41/2016 chính thức có hiệu lực thì vấn đề này đã được thay đổi. Quy định đã tách rõ ra thành các nhóm vạch dành cho xe chạy cùng chiều và vạch dành cho hai chiều xe chạy.
Quy định về vạch liền cùng chiều trong quy chuẩn 41/2016
Theo điều b.Vạch 2.2 đã quy định xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch khi thấy vạch liền xuất hiện tại ngã tư. Nếu xe nào đè lên vạch trong cùng một chiều đều có thể bị phạt và quy vào lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”, ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên để tránh tai nạn. Mức phạt dành cho xe ô tô đè vạch liền sẽ từ 100.000 – 200.000 đồng.
Khi tham gia giao thông, xe bán tải được coi là xe con
Phần lớn các mẫu xe bán tải bán tại Việt Nam đều được coi là xe con khi tham gia giao thông
Đặc trưng của xe bán tải mang biển “C” nhưng lại có khối thượng chuyên chở và số chỗ cũng chỉ tương ứng với xe con. Do đó đã có không ít tranh cãi về việc bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Quy chuẩn 41/2016 đã quy định các dòng xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (số liệu ghi theo Giấy đăng kiểm) và có dưới 5 chỗ sẽ được coi là xe con.
Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Có nghĩa là trong phạm vi về biển báo, chỉ dẫn,…thì xe bán tải mới được coi là xe con. Trong quy định niên hạn sử dụng hay đăng ký biển số sẽ không được coi là xe con.
Biển báo phân làn – tưởng đúng mà hóa sai
1. Biển báo nào cho phép mọi loại ô tô đi trên đường đó?
Cả hai biển số R.412b và biển số R.412f đều dành cho ô tô đi. Tuy nhiên, Biển số 412b chỉ đường dành cho xe con, biển 412f chỉ đường dành cho mọi loại ôtô nói chung đều có thể đi.
2. Đường gắn biển này có cấm xe bán tải?
Nhìn biển số P.106 rất nhiều người bị lầm tưởng là biển cấm xe bán tải. Tuy nhiên, theo điều mà Oto.com.vn đã nhắc đến ở trên thì xe bán tải được coi là xe con. Vì thế, trong khu vực đường có biển báo này xe tải sẽ không bị cấm và vẫn có thể đi bình thường như xe ô tô con.
3. Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
Đây là biển số “nơi đỗ xe một phần trên vỉa hè”. Biển có thể được đặt vuông góc theo chiều hướng đi hoặc đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển. Ngoài ra sẽ có thêm vạch kẻ trên mặt đường để giới hạn chiều dài nơi đỗ xe. Biển báo này thường xuất hiện khu có hè phố rộng, chỉ dẫn lái xe phải đỗ 1/2 thân xe trở lên ở trên hè phố.
Biển cấm rẽ trái được phép quay đầu
Quy chuẩn 41 năm 2016 về biển cấm rẽ trái
Biển Cấm ôtô rẽ trái (P103c) không có nội dung cấm quay đầu
Điều giúp tài xế ô tô lái xe thuận tiện hơn mà không bị phạt phải không thể không nói đến thay đổi của biển cấm rẽ trái trong quy chuẩn 41/2016. Quy định mới với biển cấm rẽ trái sẽ cho phép ô tô vẫn có thể quay đầu. Ngoài ra, với biển P103c cấm ô tô rẽ trái cũng không có gì thay đổi so với quy chuẩn trước đó. Vì thế biển báo P103c cũng không quy định về việc cấm rẽ trái sẽ cấm luôn quay đầu.
Biển báo khu dân cư – tài xế không lo bị phạt
Nội dung của quy chuẩn 41 đã ghi rất rõ về việc phương tiện di chuyển trong khu dân cư tại điều 38.3 “Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.”
Trước đó, tại điều 36 cũng quy định: biển R.420 là biển báo “bắt đầu khu dân cư”, còn biển báo “kết thúc khu dân cư” là biển R.421.
Như vậy, áp dụng theo quy định chuẩn mới này thì tại các đoạn đường rất dài có biển báo khu đông dân cư thì cứ hết một nơi giao nhau, các cơ quan có trách nhiệm cần cắm biển lần nữa để người đi đường hiểu. Nếu không có biển báo, các tài xế cứ mặc định hiểu là “đã hết khu dân cư” và hoàn toàn có thể tăng tốc độ tối đa cho phép mà không bị vi phạm luật.
Trên đây bài tư vấn pháp luật mà Oto.com.vn thấy rất quan trọng và hữu ích với độc giả. Qua đó cũng hi vọng mọi người có thêm những kinh nghiệm lái xe ô tô để có những chuyến đi an toàn và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.