Hiện nay, giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra rất nhiều loại. Bên cạnh bằng A1 và B2 thông dụng thì còn những hạng khác mà tài xế nên nắm rõ.

I. Đối với xe gắn máy, mô tô:

1. Hạng A1:

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

Phân hạng các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam

– Dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh 50 cm3 đến dưới 175 cm3. 





– Người khuyết tật điều khiển xe ba bánh dành riêng cho người khuyết tật. 

Bằng lái A1 không có kỳ hạn và là hạng thấp nhất trong các loại bằng lái xe. 

2. Hạng A2

Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và tất cả loại xe hạng A1. 

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

3. Hạng A3:


Dành cho người điều khiển xe mô tô ba bánh, gồm xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1. 

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

4. Hạng A4:

Cấp cho người điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng lượng đến 1 tấn. 

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

II. Đối với xe ô tô:

1. Hạng B1:

Cấp cho người không phải tài xế để điều khiển các loại phương tiện sau:

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, tính luôn chỗ của người điều khiển. 

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dụng có trọng lượng dưới 3,5 tấn. 


– Máy kéo rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn. 

Xem thêm:

 

2. Hạng B2:

Cấp cho người hành nghề tài xế để điều khiển các loại xe dưới đây:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn.

– Các loại xe quy định cho bằng lái hạng B1. 

Hiện nay, bằng B2 khá phổ biến cho tài mới và trong tất cả các loại bằng lái ô tô. Bằng có thời hạn đến 10 năm nên rất thuận tiện cho các bác tài. 

3. Hạng C: 

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

– Dành cho ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên. 

– Máy kéo rơ moóc trọng tải 3,5 tấn trở lên. 

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 

Được biết, bằng C là một trong 3 loại bằng có thể học trực tiếp và thi lấy bằng, bao gồm B1, B2, C. Thời hạng của bằng C là 5 năm nên tài xế phải làm thủ tục đổi bằng mới được lái xe tiếp. 

4. Hạng D:

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, gồm chỗ của tài xế. 

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Riêng hạng D, bạn không thể học và thi trực tiếp để lấy bằng mà phải tự nâng cấp từ hạng thấp hơn, chẳng hạn từ B1, B2, C, D. 

5. Hạng E: 

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

– Cấp cho ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi. 

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. 

Bằng lái hạng E cũng có quy định tương tự hạng D. Tuy nhiên, hạng E yêu cầu số năm kinh nghiệm nhiều hơn. 

Cụ thể, bạn cần nâng từ hạng D lên hạng E, có 5 năm kinh nghiệm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn. 

Người có giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển xe được phép kéo thêm rơ moóc có tải trọng không quá 750 kg. 

6. Hạng F:

Dành cho người có giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng lượng hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc và xe khách nối toa được quy định như sau: 

Phân hạng giấy phép lái xe đối với xe máy, ô tô tại Việt Nam

– Hạng FB2: dành cho người lái các loại xe hạng B2 kéo rơ moóc và điều khiển xe hạng B1 và B2. 

– Hạng FC: cấp cho người lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc và điều khiển ô tô hạng B1, B2, C và FB2. 

– Hạng FD: người lái ô tô hạng D kéo rơ moóc và lái các loại xe hạng B1, B2, C, D và FB2. 

– Hạng FE: dành cho người lái ô tô hạng E có kéo rơ moóc và điều khiển xe hơi chở khách nối toa, cũng như các loại xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

III. Bằng lái xe quốc tế:

Bằng lái ô tô quốc tế được cấp theo công ước Vienna có sự góp mặt của Việt Nam vào cuối 2014. Đến cuối năm 2015, bằng lái mới chính thức được công nhận và quy định theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT. Loại giấy phép này có thể sử dụng trên 70 quốc gia khác nhau, thuận tiện cho các thương nhân thường làm việc ở nước ngoài. 

IV. Thời hạn đổi giấy phép lái xe:

1. Hạng A1, A2, A3: không có thời hạn. 

2. Hạng A4, B1, B2: thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp. 

3. Hạng C, D, E, F: 5 năm. 

4. Bằng lái xe quốc tế: dưới 3 năm và nằm trong thời hạn giấy phép lái xe nội địa. 

Hy vọng những thông tin mà Oto.com.vn chia sẻ sẽ giúp ích cho các bác tài, nhất là những tay lái mới. 


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất