Có rất nhiều việc chủ xe ô tô phải làm trước khi đăng kiểm, do đó hãy cùng Oto.com.vn điểm qua những việc đó và mức phạt theo quy định do những lỗi liên quan đến việc đăng kiểm ô tô.

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Đăng kiểm là việc làm bắt buộc khi ô tô muốn lưu thông hợp phát trên đường

Để một chiếc ô tô có thể lưu thông trên đường thì xe cần phải đạt đủ các tiêu chuẩn và trải qua những đánh giá trong quá trình đăng kiểm khắt khe. Việc đăng kiểm xe ô tô không những đảm bảo an toàn cho chủ xe, những người tham gia giao thông mà còn tránh tình trạng ô tô gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình tham gia giao thông.

I. Đăng kiểm ô tô là gì?





Đăng kiểm là việc cần phải làm của chủ xe để đảm bảo an toàn đồng thời bảo vệ môi trường. Đăng kiểm là một trong những quy trình bắt buộc và cực kỳ quan trọng mà mỗi chiếc ô tô đều phải trải qua trước khi đủ điều kiện lăn bánh trên đường. Trong quá trình đăng kiểm xe ô tô sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Ô tô mới chắc chắn đạt tiêu chuẩn khi kiểm định

♦ Ô tô đạt chuẩn: Nếu xe ô tô vượt qua những bài đánh giá của đơn vị đăng kiểm thì sẽ được cấp phép đăng kiểm với xe mới hoặc được phép gia hạn giấy đăng kiểm trước đó (nếu xe đã đăng kiểm).

♦ Ô tô không đạt chuẩn: Trong trường hợp đăng kiểm mà xe không đạt yêu cầu thì buộc chủ xe phải thay đổi, sửa chữa và hoàn thiện những lỗi mà xe đang gặp phải đến khi nào đạt và vượt qua được các bài kiểm tra mới được cấp giấy đăng kiểm xe.

II. Chu kỳ và thủ tục đăng kiểm đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi ở Việt Nam

1. Chu kỳ đăng kiểm


Các loại ô tô dưới 9 chỗ ngồi ở Việt Nam có thời hạn (chu kỳ) đăng kiểm khác nhau tùy thuộc vào thời gian sản xuất, xe có kinh doanh vận tải/không kinh doanh vận tải và những ô tô đã được và không được cải tạo cụ thể như sau:

Loại phương tiện Chu kỳ đầu (tháng) Chu kỳ định kỳ (tháng)

Ô tô chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải

1. Ô tô sản xuất đến 7 năm 30 18
2.  Ô tô sản xuất từ trên 7-12 năm 12
3.  Ô tô sản xuất trên 12 năm 6
Ô tô chở người dưới 9 chỗ có kinh doanh vận tải
1. Ô tô không cải tạo 18 6
2. ô tô có cải tạo 12 6

Bảng chu kỳ đăng kiểm dành cho các loại ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi ở Việt Nam

Để biết được thời hạn đăng kiểm, chủ xe chỉ cần nhìn vào tem được dán trên kính lái phí trước của xe do Cục đăng kiểm Việt Nam cấp.

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Thời hạn đăng kiểm được ghi trên tem dán trên kính lái ô tô

2. Thủ tục đăng kiểm

Đối với xe ô tô mới

Sau khi mua xe ô tô, những giấy tờ hồ sơ sau chủ xe sẽ cần chuẩn bị để tiến hành đăng kiểm ô tô:


• Giấy tờ mua bán xe bộ gốc gồm: hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường…(tất cả 1 bản photo).

• Chứng minh thư nhân dân của chủ xe (bản chính) 

• Giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn (1 bản chính từ khâu đăng ký)

• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ( bản chính) 

• Biên lại nộp lệ phí đăng kiểm (bản chính).

Đối với xe ô tô cũ

Khi xe ô tô cũ đã từng đăng kiểm thì thủ tục sẽ chỉ cần có giấy chứng nhận đăng kiểm cũ, giấy đăng ký xe ô tô và giấy chứng nhận trách nhiệm dân sự.

Đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi, lệ phí đăng kiểm sẽ là 240.000 đồng.

III. Những mức phạt đối với ô tô hết hạn đăng kiểm

Nhiều người Việt coi nhẹ và không hiểu về mức phạt quá hạn đăng kiểm ô tô nên khi xe hết hạn vẫn ung dung tham gia giao thông mà không hề hay biết mình đang vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ. Khi thời hạn đăng kiểm ghi trên tem dán ở kính lái xe và trong giấy chứng nhận đăng kiêm hết hạn là lúc ô tô không được phép lưu thông mà phải tiến hành đăng kiểm lại, dù chỉ quá hạn 1 ngày xe cũng bị xử phạt nếu bị phát hiện trong quá trình lưu thông.

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Quá thời hạn đăng kiểm dù chỉ 1 ngày xe ô tô cũng bị phạt

Theo đó, tại điều 16, khoản 4 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ghi rõ:

“Người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo theo) điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn sử dụng dưới 1 tháng sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 – 3 tháng”.

Nếu chủ xe vẫn lưu thông khi ô tô hết hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở lên hoặc ô tô lưu thông mà không có tem kiểm định cũng xe phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính từ 4 – 6 triệu đồng, đồng thời tài xế sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Nghiêm trọng hơn, xe có tem đăng kiểm đi mượn của xe khác, hoặc trên tem đăng kiểm có dấu hiệu tẩy xóa hay tem kiểm định giả không phải do cơ quan thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng. Ngoài ra, trường hợp này cũng bị tạm giữ giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Còn nếu chủ xe quên mang giấy chứng nhận đăng kiểm khi lưu thông sẽ bị phạt từ 120.000 -200.000 đồng.

IV. Những bộ phận cần được “tút tát” lại trước khi mang xe ô tô đi đăng kiểm

1. Kiểm tra ngoại thất ô tô trước khi đi đăng kiểm

Một trong những điều quan trọng khi đi đăng kiểm là ngoại hình xe phải “mượt mà” tạo ấn tượng tốt khi đi đăng kiểm, nếu là xe mới thì sẽ không cần lo vấn đề này nhưng xe cũ thì chủ xe cần phải lưu ý. 

♦ Lốp xe: Trong quá trình sử dụng, chủ nhân có thể thay đổi nhều loại lốp, tuy nhiên khi đi đăng kiểm thì buộc phải sử dụng lốp xe đúng kích cỡ đã từng được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định và đặc biệt, lốp không được mòn tới dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất .

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Kiểm tra đèn để có kết quả đăng kiểm ô tô tốt nhất

♦ Đèn xe: Muốn xe đạt tiêu chuẩn đăng kiểm thì bạn cần kiểm tra đầy đủ các loại đèn vẫn còn phải hoạt động tốt như: đèn pha, cốt, đèn xi-nhan. Để kiểm tra đèn pha, chủ xe chỉ cần đỗ xe cách bức tường khoảng 10 mét rồi bật đèn pha cho chiếu vào đó. Nếu xe đạt tiêu chuẩn sẽ có ánh sáng tập trung không chiếu quá cao hoặc quá thấp. Đối với đèn xi-nha, nắp của đèn không được nứt và phải đảm bảo phát ra tín hiệu ở khoảng cách 20 mét mà xe mắt thường vẫn có thể quan sát.

♦ Kính chắn gió: Không nứt vỡ.

♦ Gạt nước phun nuớc rửa kính: Hoạt động bình thường.

♦ Thùng xe bán tải: Thùng xe phải đảm bảo đúng kích thước đã ghi của nhà sản xuất hoặc giấy đăng kiểm cũ. Nếu không được cấp phép thì chủ xe tuyệt đối không được cơi nới thêm thùng xe sẽ không đạt tiêu chuẩn khi đăng kiểm.

2. Kiểm tra vận hành

• Kiểm tra vô-lăng: Việc này chủ xe có thể tự làm với thao tác bắt buộc là dùng 2 tay giữ vô-lăng và tiến hành lắc dọc – lắc ngang để kiểm tra độ rơ của tay lái, nếu phát hiện bất thường thì cần được kiểm tra ngay để khắc phục trước khi tiến hành đăng kiểm xe. Tiếp theo, bạn cần quay nhẹ vô lăng theo các hướng đánh lái như lái xe trên đường và quan sát bánh trước bên trái để kiểm tra hoạt động của hệ thống lái mà ô tô đang vận hành.

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Kiểm tra vô-lăng là việc làm cần thiết trước khi ô tô đi đăng kiểm

• Thử phanh: Khi thử phanh để đạt hiệu quả tối ưu thì tài xế cần chạy xe ở vận tốc 30km/h tại đoạn đường phẳng (đường nhựa hoặc bê tông) nơi ít người qua lại. Sau đó, lái xe cần đạp côn và phanh để đo quãng đường từ khi đạp phanh đến khi xe dừng hẳn là bao xa. Trong trường hợp ô tô con dưới 9 chỗ mà quãng đường phanh lớn hơn 7,2 mét thì phanh chưa đạt tiêu chuẩn đăng kiểm và cần được kiểm tra lại với má phanh và dầu phanh…

• Thử phanh tay: Đối với phanh tay thì việc thử phanh sẽ nguy hiểm hơn nên cần có chính xác. Cụ thể, khi chạy xe ở tốc độ 15km/h, tài xế kéo phanh tay và tính quãng đường phanh từ khi kéo đến khi xe dừng hẳn. Nếu quãng đường phanh lớn hơn 6m là không đạt yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra phanh tay bằng cách đỗ xe trên dốc 20% và kéo phanh tay, khi xe không bị trôi là đạt tiêu chuẩn kiểm định.

3. Kiểm tra một số chức năng trên ô tô

♦ Còi điện: Xe ô tô khi đi đăng kiểm bắt buộc phải sử dụng còi điện, không lắp còi hơi (trừ còi hơi của nhà chế tạo xe có âm lượng trong giới hạn cho phép).

♦ Kiểm tra lượng xả thải: Khi chạy ở tốc độ ổn định, xe không có mùi xăng sống.

♦ Kiểm tra cánh quạt gió, két nước làm mát, lọc nhớt máy… là những bộ phận cần tiếp tục được kiểm tra ở khoảng động cơ để tránh bị hỏng, gãy cánh quạt…

4. Kiểm tra “bụng” ô tô trước khi đi đăng kiểm 

Những công việc kiểm tra cgi tiết xe thì chủ nhân nên đưa xe vào trung tâm bảo dưỡng để chăm sóc xe được tốt hơn khi đi đăng kiểm với những công việc sau cần phải làm:

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Kiểm tra kỹ lưỡng gầm xe trước khi đăng kiểm

» Rô tuyn lái: Nếu ô tô của bạn có trợ lực lái thì chỉ cần khởi động động cơ rồi nhờ người khác lắc vô-lăng và quan sát vào các rô tuyn lái để phát hiện điểm rơ để sữa chữa hoặc thay mới.

» Nhíp và các đăng: Việc này đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm nên chỉ co những thợ sửa chữa ô tô lâu năm mới có thể phát hiện được triệu chứng bất thường của những bộ phận này.

Thực tế, những ô tô có thời gian sản xuất dưới 7 năm thì hoàn toàn không lo lắng về những bộ phận trên. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, chủ xe cũng nên thường xuyên quan tâm và cảm nhận những thay đổi bất thường của xe nhằm có những sửa chữa, khắc phục kịp thời chứ không cần đợi đến khi đi đăng kiểm mới làm.

V. Những trường hợp ô tô bị từ chối đăng kiểm

Việc đăng kiểm hiện nay đã được loại bỏ bớt nhiều công đoạn phức tạp giúp chủ xe giảm bớt được gánh nặng thời gian, công sức và cả tiền bạc trong quá trình đăng kiểm xe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trong thực tế ô tô bị từ chối đăng kiểm như những lỗi dưới đây:

► Bị phạt nguội: Hiện nay, rất nhiều ô tô di chuyển ở Hà Nội bị phạt nguội bởi những vi phạm phổ biến như đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi sai làn… Do có lượng camera theo dõi gắn ở nhiều nút giao ngã 3, 4 nên việc ô tô bị xử phạt là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp bị phạt nguội mà chủ xe chưa đi nộp phạt thì cơ quan đăng kiểm sẽ không tiến hành đăng kiểm cho ô tô.

► Xe Van lắp thêm ghế: Việc lắp thêm ghế sau cho những xe Van vốn chỉ có 2 ghế ngồi trước là sai quy định bất kể có hay không sử dụng đều bị từ chối đăng kiểm.

Những việc cần làm và các mức phạt chủ xe cần biết nếu quá hạn đăng kiểm

Xe ô tô có cản bảo vệ quá 4 cm sẽ không được đăng kiểm

► Xe có cản bảo vệ: Nhiều chủ xe lầm tưởng việc cản trước/sau xe chỉ là để bảo vệ và không ảnh hưởng đến quá trình đăng kiểm. Tuy nhiên, phần cản này vượt quá 4cm so với thích thước cả xe sẽ bị cơ quan đăng kiểm từ chối đăng kiểm cho xe và buộc chủ xe phải tháo ra.

► Thiếu thiết bị giám sát: Đối với những xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình mà thiết bộ phận này sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Trên đây là những điều quan trọng liên quan đến việc đăng kiểm xe ô tô mà chủ xe nào cũng cần phải biết để tránh mất thời gian, công sức khi đi đăng kiểm. Mời bạn đọc thường xuyên truy cập vào Oto.com.vn để tìm hiểu thêm tin tức, tư vấn pháp luật và những quy định mới nhất liên quan đến xe hơi được cập nhật hàng ngày. 


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất