Ảo giác xe lùi
Sức khỏe của tài xế có liên quan trực tiếp đến sự an toàn khi lái xe. Do đó, khi tài xế bị căng thẳng, mệt mỏi có thể dẫn đến ảo giác xe lùi dù xe vẫn đang đứng yên, đã về số N/P hoặc chân phanh vẫn giữ. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xảy đến với những tài xế mới chưa quen với không gian đóng kín trong xe ô tô và sự chênh lệch giữa môi trường trong/ngoài xe.
Hiện tượng ảo giác xe đi lùi cũng thường xuất hiện khi tài xế tập trung vào việc riêng trong quá trình lái xe như dừng bên đường quá lâu, xem điện thoại hoặc đọc sách khi dừng. Khi đó, não bộ chưa kịp thích ứng với hoàn cảnh xung quanh sẽ tạo ảo giác như xe bị lùi.
Điều này rất nguy hiểm vì tài xế có thể bị giật mình, vô tình đạp nhầm chân ga, dẫn đến tai nạn thảm khốc.
Để đảm bảo an toàn, lái xe nên chủ động chuyển về số P/N khi dừng quá 30 giây để giữ an toàn cho bản thân. Ngoài ra, lái xe nên chú ý giữ gìn sức khỏe, ngủ đủ giấc để giữ tinh thần tỉnh táo, tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi.
Sốc nhiệt do chênh lệch trong và ngoài xe
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nên mùa hè thời thiết rất gay gắt và nóng bức, nhiệt đó có khi lên tới 40 độ C. Điều hòa trong xe giúp chống nóng và đưa lại cảm giác mát mẻ hơn cho người sử dụng, đặc biệt là khi có trẻ em trong xe. Tuy nhiên, cần có hiểu biết để sử dụng an toàn điều hòa trong ô tô nếu không rất dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt.
Khi chúng ta bước từ ngoài trời nắng vào trong xe nhiệt độ quá thấp hoặc ở chiều ngược lại đều dễ xảy ra sốc nhiệt, nhất là khi thời tiết khoảng 39 độ thì càng có nguy cơ cao.
Do đó, người sử dụng ô tô cần chú ý trong điều kiện thời tiết nóng bức cần mở hé cửa để nhiệt độ nóng trong xe giảm bớt trước khi bước vào xe, hoặc không mở điều hòa lạnh sâu ngay lập tức. Trước khi xuống xe vài phút có thể tắt điều hòa và chỉ bật quạt gió để cơ thể quen với cái nóng trước khi bước xuống xe.
Đau lưng khi thường xuyên lái xe đường dài
Phần lớn các lái xe đường dài thường bị đau lưng, thậm chí những người sử dụng ô tô bình thường vẫn sẽ gặp triệu trứng đau lưng khi phải lái xe trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
Nguyên nhân một phần đến từ thiết kế ghế ngồi của các nhà sản xuất chưa thực sự tối ưu. Tuy nhiên, một phần cũng đến từ việc người sử dụng có tư thế ngồi chưa phù hợp.
Vậy tư thế ngồi lái đúng cách là như thế nào? Bạn hãy đặt 2 tay lên song song với vô lăng, sau đó giữ nguyên tư thế và nhìn xuống phía dưới chân nếu nhìn thấy tâm vô lăng và 2 chân bị tay che khuất thì vị trí ngồi đã cân bằng. Để giảm các áp lực lên đĩa đệm bạn nên ngả ghế 100 độ. Ngoài ra, tư thế tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách với vô lăng sao cho tay có độ cong. Về phần chân, bạn nên mở rộng vừa với khoảng cách của chân ga.