Độ nặng của tay lái
Những tiêu chí đánh giá trải nghiệm lái xe ô tô
Độ nặng của tay lái ám chỉ lực mà lái xe cần sử dụng để tác động lên vô lăng khi điều khiển một chiếc xe đến các khúc cua. Vô-lăng quá nhẹ có thể làm cho lái xe khó giữ cân bằng trên những đoạn đường thẳng. Ngược lại, vô lăng quá nặng sẽ gây cảm giác mỏi mệt và không tương thích với ý đồ của người điều khiển xe. Một chiếc vô lăng “hợp lý” là một chiếc vô lăng không quá nặng hoặc quá nhẹ đối với người sử dụng.
Phản hồi của tay lái
Vô-lăng là mối liên kết cơ khí giữa lái xe với hệ thống bánh xe. Cảm nhận khi điều khiển vô lăng có thể cho bạn biết về mức độ an toàn cũng như lực bám giữa lốp xe và mặt đường. Trên một chiếc xe thiết kế tốt, bạn có thể cảm nhận một lực nhẹ tác động lên vô lăng khi bạn lái xe ở tốc độ cao. Lực này có thể cho những giàu kinh nghiệm về lái xe ô tô biết liệu họ có thể lái nhanh hơn và bẻ lái mạnh hơn hay cần đi chậm lại và bẻ lái một cách nhẹ nhàng.
Bẻ lái nhanh chóng
Nếu như trên một chiếc xe đua hạng nhỏ (go-kart), bánh lái được nối trực tiếp với bánh xe bằng một trục cứng thì trên một chiếc xe dân dụng, liên kết này là cả một hệ thống các bánh răng khớp nối với nhau. Việc bẻ lái hoàn toàn sang trái hoặc sang phải có thể cần khá nhiều thao tác. Tuy vậy, một chiếc xe tối sẽ cho bạn khả năng bẻ lái nhanh chóng. Nó cho phép chuyển hướng chỉ với một tác động nhẹ trên bánh lái.
Độ nhạy của tay lái
Độ nhạy trong điều khiển xe hơi bao gồm 2 yếu tố chính: độ nặng của bánh lái và khả năng bẻ lái nhanh chóng. Điều này thể hiện ở việc chiếc xe ngay lập tức chuyển hướng sau khi bạn thực hiện động tác bẻ lái, cho bạn cảm giác tự tin hơn khi lái xe, đặc biệt là trên những đoạn đường trắc trở.
Cảm giác phanh
Người ta cho rằng phanh thậm chí còn quan trọng hơn cả bánh lái khi nói tới việc kiểm soát một chiếc ô tô. Ngày nay với công nghệ phanh điện tử, trải nghiệm phanh đã không còn quá nổi bật như trước nữa. Tuy vậy vẫn có 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá phanh: độ nhạy và độ nhanh. Độ nhạy có nghĩa là chiếc xe sẽ phản ứng gần như ngay lập tức sau khi bạn nhấn chân phanh. Trong khi đó, độ nhanh đề cập tới mức độ lực nhấn chân phanh sẽ ảnh hưởng tới cách thức phanh hoạt động. Nghĩa là, khi bạn nhấn nhẹ chân phanh, chiếc xe sẽ dừng lại một cách từ từ và ngược lại, khi bạn nhấn mạnh chân phanh, xe sẽ dừng ngay lập tức. Bên cạnh đó, độ nhanh sẽ không gây hiện tượng “cướp phanh” khi bạn không có chủ đích làm điều đó.
Giảm xóc cứng hay mềm?
Cách thức bố trí hệ thống giảm xóc của xe phụ thuộc với khối lượng và cách mà các nhà thiết kế muốn người ta điều khiển như thế nào. Các giảm xóc trên xe thể thao thương sử dụng những lò xo cứng, được thiết kế nhằm hạn chế xe bị nảy lên sau các va chạm trên đường. Tuy nhiên, nó khiến cho lái xe có cảm giác khó chịu. Các lò xo mềm sẽ đối phó với với những đoạn đường xóc một cách hiệu quả hơn. Tuy vậy, lò xo quá mềm gây hiện tượng bồng bềnh, tạo cảm giác buồn nôn và mệt mỏi. Một hệ thống treo thiết kế hợp lý sẽ cân đối được ích lợi của cả 2 loại lò xo.
Độ nghiêng của thân xe
Hệ thống treo được thiết kế để phần nào mang đến cho người lái trải nghiệm lái xe thoải mái. Tuy vậy, mục đích chính vẫn là giữ cho 4 bánh xe tiếp xúc với mặt đường. Vật lý học đã chỉ ra rằng, một chiếc xe sẽ không hoàn toàn đứng thẳng khi di chuyển ở các khúc cua. Độ nghiêng thông thường sẽ lớn hơn ở những chiếc xe cao hoặc sử dụng lò xo mềm. Những chiếc xe càng lớn hoặc càng cao thì phần lò xo càng phải thiết kế cứng hơn nhằm giảm thiểu độ nghiêng này.
Độ bám đường
“Độ bám đường” sử dụng để miêu tả mức độ bám của bánh xe với mặt đường tại các góc cua. Thử tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc tàu điện siêu tốc, trải nghiệm sợ hãi của bạn là “phiên bản” phóng đại của những gì bạn sẽ cảm nhận khi vào cua ở tốc độ cao. Lốp xe cùng với hệ thống treo sẽ đảm nhiệm giúp cho bánh xe bám lấy mặt đường. Độ bám càng cao, chiếc xe sẽ có khả năng chịu lực càng lớn trước khi đến mức bị trượt ra khỏi đường.
Thiếu lái – Understeer
Thuật ngữ này mô tả hiện tượng xe bị trượt lên phía trước khi người lái bẻ lái mạnh ở tốc độ cao. Đây là một dấu hiệu cho thấy chiếc xe đã vượt quá giới hạn về khả năng bám đường. Theo các chuyên gia kinh nghiệm về xe hơi, khi tình trạng thiếu lái xảy ra cần ngay lập tức nhả ga và điều khiển xe trở lại cung đường.
Phần lớn các dòng xe hiện đại sẽ thiếu lái “một cách tự nhiên”. Đây là một vấn đề hoàn toàn có thể tránh được nếu người lái xe nhận biết và giảm tốc độ tại các khúc cua. Việc sử dụng phanh và tăng tốc như mọi người vẫn làm có thể khiến cho hiện tượng này biến thành “thừa lái”.
Thừa lái – Oversteer
Thuật ngữ “thừa lái” chỉ tình huống xảy ra khi phía trước của xe có độ bám đường tốt hơn phía sau gây ra khuynh hướng chiếc xe bị xoay tròn. Những chiếc xe hiện đại được thiết kế để giảm thiểu tối đa khả năng vấn đề “thừa lái” xảy ra. Tuy vậy, những lái xe kì cựu vẫn luôn đánh giá cao những chiếc xe có khả năng trở nên thừa lái có kiểm soát.
Phân bổ trọng lượng
Một động cơ xe thường là thành phần nặng nhất trên xe. Ngày nay, người ta thường bố trí động cơ ở phần đầu xe trong khi cố gắng phân tán những chi tiết khác ở phần giữa hoặc cuối xe. Điều này nhằm đảm bảo phân bổ đều khối lượng của chiếc xe lên 4 bánh.
Một chiếc xe với phần đầu nặng rất dễ rơi vào tình trạng thiếu lái. Trong khi đó, một chiếc xe có phần đuôi nặng sẽ có nhiều nguy cơ bị thừa lái hơn. Chính vì thế, một trước xe với các thành phần cấu tạo được bố trí và phân phối cân đối luôn là một điểm cộng.
“Có thể dự đoán” và An toàn
Khi một chiếc xe bắt đầu rơi vào trạng thái thừa lái hoặc thiếu lái do bị kích thích quá mức và hiện tượng này có thể dễ dàng xử lý – ta nói rằng nó “có thể dự đoán”. Hay nói cách khác, đây là một chiếc xe an toàn. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ sử dụng trọng trường hợp một chiếc xe có khả năng được điều khiển để thoát khỏi trạng thái thiếu lái hoặc thừa lái và trở lại khung đường ban đầu.