Những thói quen khiến ô tô nhanh “xuống mã” (Ảnh: Ngô Minh)
Mua được chiếc xe ô tô, thay vì vui mừng nhiều người chuyển sang trạng thái lo lắng vì nghĩ đến chuyện thiếu kinh nghiệm sử dụng ô tô sao cho bền, đẹp. Đơn giản thôi, chỉ cần từ bỏ những thói quen xấu dưới đây, đảm bảo chiếc xe luôn tràn đầy năng lượng phục vụ bạn và gia đình:
1. Khởi động không theo quy trình
Thói quen nổ máy -> lên ga -> cho xe vận hành ngay rất phổ biến. Bạn cần biết rằng, sau một thời gian ngừng hoạt động, động cơ của xe cần được làm nóng và đạt mức nhiệt độ lý tưởng mới sẵn sàng vận hành.
Việc nổ máy và cho xe chạy luôn sẽ làm một vài bộ phận trong khoang máy bị mòn do phải kéo các bộ phận khác khi vòng tua máy còn thấp. Điều tốt nhất cho chiếc xe là hãy khởi động 1 lúc để dầu bôi trơn chảy ra, lan tỏa khắp các bộ phận sau đó bạn mới đạp ga cho xe di chuyển. Nên để xe khởi động trong thời gian 30 giây – 1 phút rồi mới xuất phát.
2. Thốc ga hoặc đạp lút ga
Không ít người sau khi dừng đèn đỏ hoặc giảm tốc độ chuyển hướng thường có thói quen đạp ga hết cỡ để tăng tốc, rồi nhanh chóng đưa xe trở lại tốc độ mong muốn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến xe tốn nhiên liệu và giảm tuổi thọ của động cơ dù thốc ga có thể mang lại cảm giác hứng khởi cho những người thích cảm giác mạnh.
Sau khi dừng đèn đỏ, nhiều người có thói quen đạp ga hết cỡ để tăng tốc. (Ảnh: Internet)
Việt đạp lút ga sau khi xe đã mất trớn làm quá trình đốt cháy nhiên liệu bên trong động cơ diễn ra nhanh hơn để đảm bảo công suất, lực kéo để xe tăng tốc. Hành động này vừa xe tiêu hao nhiều nhiên liệu, vừa làm má phanh nhanh mòn.
Vì thế, người lái nên tăng ga từ từ, kết hợp với chuyển số nhịp nhàng. Hạn chế đạp lút ga trong 1.000 km đầu tiên.
3. Lạm dụng phanh
Chúng ta vẫn đổ lỗi chất lượng xe cho nhà sản xuất mà không hề biết rằng, một số bộ phận trên ô tô nhanh hỏng, xuống cấp là do thói quen sử dụng không đúng của tài xế, trong đó có việc phanh xe.
Phanh đột ngột dễ làm mòn má phanh và đĩa phanh. (Ảnh: Internet)
Khi điều khiển xe trên đoạn đường tắc, chiếc xe lặp đi lặp lại hoạt động dừng – tiến, làm má phanh nhanh mòn. Bàn đạp ga xe cũng làm việc quá mức khi phanh hoạt động nhiều, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Nếu tài xế cần điều khiển xe một cách trơn tru trong mọi hoàn cảnh thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Biện pháp tốt nhất khi “lạc” vào đoạn đường tắc nghẽn là sử dụng phanh động cơ thay vì phanh chân.
Trong tình huống phanh quá gấp, nhiều người có thói quen nhấn bàn đạp phanh và bàn đạp ga cùng lúc. Thói quen này cực kỳ tai hạn, vừa giảm hiệu quả sử dụng nhiên liệu, vừa gây mòn và tạo áp lực cho hệ thống phanh. Các chuyên gia khuyên bạn, nếu chỉ cần điều chỉnh về tốc độ, bạn nên sử dụng phanh.
Chỉ sử dụng phanh tay cho mục đích dừng/đỗ, không sử dụng cho các mục đích khác vì việc này làm giảm gánh nặng và giúp hệ thống phanh nâng cao tuổi thọ.
4. Sang số đột ngột
Sang số đột ngột hoặc chuyển đổi nhanh chóng giữa hai trạng thái tiến và lùi là nguyên nhân làm hỏng hộp số. Vì thế, hãy tìm hiểu và sử dụng hộp số hiệu quả để hạn chế tối đa những hao mòn không đáng có. Không đụng vào cần số khi không điều khiển xe. Bộ phận này nhỏ bé nhưng rất nhạy cảm, nó có thể khiến hệ truyền động bị ảnh hưởng không tốt.
Ngoài ra, người lái xe không nên lạng lách, đánh võng để làm giảm tuổi thọ của hệ thống lái và lốp.
5. Xài cạn bình xăng mới đổ
Những mẫu xe hơi hiện đại thường có thiết kế bơm xăng làm mát bằng chính lượng xăng trong bình. Nếu bạn thường xuyên để bình cạn xăng sẽ làm bơm xăng bị nóng và nhanh mòn. Hãy duy trì một lượng xăng nhất định (khoảng 1/4 lượng xăng trong bình) để bơm xăng luôn hoạt động tốt.
Không xài cạn bình xăng mới đổ. (Ảnh: Internet)
Hệ thống cung cấp nhiên liệu là một hệ tuần hoàn khép kín. Nếu cạn xăng, bơm xăng sẽ hút không khí vào ống dẫn nhiên liệu, tạo ra hiện tượng lọt khí, mất tính tuần hoàn. Về cơ bản, bơm nhiên liệu là một mô-tơ điện. Chiếc mô-tơ này hoạt động không tải thường xuyên sẽ không bền lâu dài.
6. Không dành thời gian chăm sóc thân và khung xe
Nếu nhận thấy thân xe có vết lõm, bạn nên xử lý càng sớm càng tốt bởi đây là nguyên nhân làm thân xe mất thẩm mỹ và xuống cấp. Bạn có thể phủ sơn hoặc đổ chất làm đầy lên vết lõm để tạm thời bảo vệ thân xe trước sự tấn công của các yếu tố khác. Về lâu dài, cần sắp xếp thời gian đưa xe đến gara uy tín để khắc phục lỗi này.
Thường xuyên rửa, vệ sinh xe sạch sẽ để những những vết bẩn lâu ngày không có cơ hội bám trụ thân xe, làm hỏng lớp sơn ngoại thất.
7. Ngó lơ hệ thống điện
Khi xe tắt mắt, các thiết bị điện tử trên xe cũng được tắt nếu không chúng sẽ làm chai hoặc hết pin. Khi sử dụng stereo hãy khởi động động cơ 15 phút/lần.
Xe không dùng tới vẫn phải khởi động 2 tháng/lần để hạn chế việc mòn pin. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến hệ thống cảnh báo lỗi trên xe và giải quyết ngay khi phát hiện những điểm bất thường.
8. Lái xe thiếu quan sát, thường xuyên đi vào ổ gà, ổ voi
Lái xe trên những đoạn đường xấu bạn nên thận trọng. Những ổ gà, ổ voi hay gờ giảm tốc thường gặp trên đường là mối đe doạ lớn đối với độ bền của xe. Hi vọng những kinh nghiệm sử dụng xe mới trên đây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, nhất là tăng tuổi thọ của xe và giảm chi phí sửa chữa không cần thiết!