Để có thể phát huy tối đa công dụng của hệ thống chống bó cứng phanh ABS, người lái nên chú ý một số vấn đề sau.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?
ABS là từ viết tắt của từ “Anti-lock Brake”. Hệ thống ABS được ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970. Kể từ thời điểm đó tới nay, ABS được coi là một thiết bị an toàn hữu hiệu, giúp giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đáng kể. Cụ thể hơn, hệ thống ABS bao gồm bộ xử lý và 4 cảm biến tốc độ. Khi người điều khiển phương tiện phanh gấp, CPU sẽ nhận diện xem tốc độ quay của một hay nhiều bánh có chậm hơn những bánh còn lại hay không. ABS giúp bánh xe ô tô không bị bó cứng nhờ việc tác động lên đĩa của bánh xe.
Cấu tạo hệ thống ABS
Không chỉ phát hiện các bánh quay chậm, đối với những bánh quay quá nhanh, CPU cũng sẽ tự nhận diện và sau đó tác động lực trở lại để chắc chắn quá trình hãm phanh không xảy ra vấn đề gì. Nhìn chung, ABS có công dụng quan trọng nhất đó là hỗ trợ quá trình phanh an toàn, không xảy ra tình trạng bó cứng phanh. Nếu không sử dụng ABS, khi người điều khiển xe nhấn phanh một cách đột ngột, bánh xe có thể bị cứng và không thể kiểm soát được, dẫn đến tai nạn rất dễ xảy ra. Vì vậy, hệ thống ABS chỉ được kích hoạt khi tình huống phanh gấp xuất hiện, chân phanh sẽ rung để người điều khiển phương tiện biết hệ thống này đang hoạt động.
Những lưu ý khi sử dụng xe ô tô có hệ thống chống bóng cứng phanh ABS
Điều đầu tiên cần lưu ý đó là kiểm tra tình trạng vận hành của ABS. Khi ngồi vào ghế lái, sau khi khởi động xe, người điều khiển xe cần nhìn vào đèn báo tình trạng vận hành của ABS để kiểm tra hệ thống này có đang hoạt động ổn không. Duy trì thao tác này trở thành thói quen của bạn.
Đèn báo tình trạng phanh ABS
Sau khi xe chạy một đoạn, đèn báo tình trạng vận hành của ABS sẽ tắt nếu hệ thống này đang hoạt động ổn định, nếu đèn tiếp tục sáng và nhấp nhánh thì chắc chắn hệ thống đang có lỗi. Phanh xe vẫn hoạt động bình thường nhưng mọi công dụng của ABS đã bị vô hiệu hóa. Lái xe hãy tiếp tục điều khiển xe như bình thường và mang xe tới trung tâm sửa chữa càng sớm càng tốt để khắc phục lỗi hệ thống ABS.
Nhiều người nghĩ rằng công dụng chủ yếu của hệ thống ABS là rút ngắn quãng đường phanh. Công dụng hàng đầu của ABS là hỗ trợ người điều khiển xe kiểm soát được hướng lái khi phanh gấp và hạn chế hiện tượng xe bị trượt đi khi phanh. Hãy nắm rõ công dụng của hệ thống này để sử dụng nó hiệu quả, tránh nhầm lẫn. ABS thực ra vẫn còn là công nghệ mới mẻ và xa lạ với khá nhiều người sử dụng xe ô tô. Nhiều người chưa thực sự nắm bắt được cách sử dụng hệ thống này, vì vậy ngay cả khi có ABS, lái xe vẫn cần nắm kỹ thuật phanh đúng cách. Hạn chế việc ỷ lại vào hệ thống phanh ABS.
Kể cả khi có ABS lái xe vẫn cần nắm kỹ thuật phanh xe
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, không nên nhấn rồi nhả phanh như bình thường mà hãy nhấn và tiếp tục lái. Lý do là bởi hệ thống ABS đã giúp xe không bị bó cứng bánh nên người điều khiển xe chỉ cần tiếp tục lái để xe không bị mất hướng là được. Sự thành thạo qua nhiều lần tập luyện, thực hành sẽ giúp lái xe tận dụng triệt để hệ thống ABS. Vậy đạp phanh như thế nào khi có hệ thống ABS? Đối với xe đang chạy với vận tốc 10km/h trở lên thì phanh gấp mới được ABS kích hoạt. Nếu lái xe chỉ đạp nhẹ phanh thì dĩ nhiên ABS vẫn chưa hoạt động.
Từ tốc độ 30km/h trở lên, bánh xe sẽ hoạt động theo kiểu “dừng và lăn bánh” liên tục, người điều khiển xe càng đạp phanh thì càng có cảm giác xe rung rung, nguyên nhân của tình trạng này chính là vì hệ thống ABS đang hoạt động rất tốt. Do vậy người điều khiển phương tiện không cần quá lo lắng nếu thấy tình huống này xuất hiện.
Khi đạp phanh sẽ cảm thấy xe rung
Rất nhiều người lái xe đã ỷ lại vào hệ thống ABS và cố tình phóng nhanh, vượt ẩu. Hãy lưu ý rằng hệ thống này chỉ hỗ trợ phần nào cho việc phanh xe an toàn chứ không hoàn toàn ngăn ngừa tất cả các tình huống tai nạn. Vì vậy người điều khiển ô tô vẫn cần phải lái xe cẩn thận, trước khi phanh gấp cần quan sát và phán đoán những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.
Vũ Tuấn