Những lưu ý khi chạy xe qua nơi ngập nước.
Theo kinh nghiệm ô tô, người lái cần lưu ý khi chạy xe qua nơi ngập nước bởi vì đường ngập không chỉ là một mối nguy hiểm về mặt an toàn mà còn có thể gây hại cho xe của bạn. Nếu có thể, tránh lái xe qua nơi ngập nước, chỗ nước đọng trong bãi đỗ xe và trên đường. Nước có thể làm tắc nghẽn động cơ và có khả năng gây ra thiệt hại không thể khắc phục.
I. Những lưu ý khi chạy xe qua nơi ngập nước sâu
Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ cố lái xe vào một con đường ngập nước nếu có thể tránh được. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó trong tình huống bắt buộc phải lái xe qua vùng nước ngập sâu trên đường, hãy chú ý tới những điều sau:
1. Cố gắng ước tính độ sâu của nước
Xác định độ sâu cùng lộ trình an toàn.
Nếu có những xe khác đang lái qua chỗ ngập, hãy lưu ý độ sâu của nước. Theo đó, người lái hãy quan sát các phương tiện giao thông, người cùng vượt lũ di chuyển trước đó để có thể đưa ra đánh giá liệu xe của mình có thể an toàn lội qua khu vực trước mặt hay không.
2. Lái xe chậm và đều đặn
Nên lái chậm khi chạy xe qua nơi ngập nước.
Người dùng lăn bánh cẩn thận, đề cao cảnh giác khi băng qua các khu vực ngập nước (đề phòng hố sâu, sụt lún). Ngoài ra, việc lái xe quá nhanh qua vùng ngập lụt có thể “tạo sóng” cao và ảnh hưởng đến các cá nhân cùng tham gia giao thông.
3. Tránh lái xe trong nước nơi các đường dây điện bị rơi xuống
Cẩn trọng vì cột điện, dây dẫn ẩn mình trong nước.
Để ý các khu vực có cây, trụ điện đổ hoặc có dây điện thòng xuống đường bởi nguy cơ truyền điện dễ dàng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Quan sát các vật di chuyển xuôi dòng
Quan sát dòng chảy của nước ngập.
Theo kinh nghiệm lái xe, vật di chuyển xuôi dòng có thể bẫy hoặc va chạm vào xe ở trên đường đi của chúng.
5. Nếu nước ngập từ lazăng trở lên, hãy kiểm tra phanh ở tốc độ thấp
Check độ nhạy của thắng và độ bám đường của lốp.
Nếu phanh bị ướt và không dừng xe như bình thường, hãy làm khô chúng bằng cách ấn nhẹ vào bàn đạp phanh bằng chân trái đồng thời duy trì tốc độ xe bằng chân phải.
6. Tránh xa điện thoại trừ khi bạn phải thông báo thương tích nặng
Tập trung hoàn toàn vào đường và lái xe.
Việc gọi điện thoại / nhận cuộc gọi hoặc selfie, ghi hình trong lúc chạy lũ có thể làm phân tâm người lái.
7. Nếu xe bị đứng máy trong vùng nước sâu, hãy nhớ rằng khởi động lại động cơ có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho bộ phận này
Nguy cơ hư hỏng nặng khi ngập nước.
Nếu bạn không thể khởi động lại xe và bị mắc kẹt trong khi nước đang không ngừng tăng lên, hãy ngay lập tức thoát ra khỏi xe để đến nơi cao hơn. Cố gắng mở cửa chính hoặc hạ cửa sổ xuống để ra khỏi xe. Nếu bạn không thể tự thoát ra an toàn, hãy gọi số khẩn cấp hoặc thu hút sự chú ý của người qua đường hoặc ai đó ở trên nơi cao hơn để họ có thể gọi trợ giúp.
II. Kiểm tra thiệt hại do xe bị ngập nước
Ngay cả khi xe không bị bao phủ hoàn toàn trong nước vẫn có khả năng bị hỏng. Sau đây là các hướng dẫn người dùng cần lưu ý sau khi xe của mình tiếp xúc với nước ngập trên đường:
1. Kiểm tra thảm nội thất, bọc ghế và cửa xem có bị ẩm ướt hay không
Kiểm tra độ ẩm hậu vượt lũ.
Nếu các khu vực này bị ướt, hãy cố gắng làm khô ngay lập tức có thể. Nếu chỉ đơn giản là để khô một cách tự nhiên, thảm sẽ nhanh chóng phát triển nấm mốc và tỏa ra mùi hôi. Bệ ghế, động cơ và mô-đun cũng cần được kiểm tra xem có bị rỉ sét và hoạt động đúng hay không.
2. Kéo dầu động cơ và hộp số
Nếu dầu động cơ/hộp số loãng và xuất hiện màu trắng đục, không còn là màu gốc thì có khả năng đã bị nhiễm nước. Người dùng nên đưa xe đến cửa hàng sửa chữa để xử lý.
Tuy nhiên, hiện nay có một số dầu vi sai tổng hợp mới có thể có màu trắng đục nhưng không bị nhiễm nước. Khi thấy nghi ngờ, hãy nhờ kỹ thuật viên ô tô chuyên nghiệp đánh giá.
3. Kiểm tra bộ lọc không khí
Xem xét bộ lọc sau khi ngập nước.
Nếu bộ lọc không khí bị ướt, hãy thay bộ lọc mới và thay dầu.
4. Kiểm tra gầm xe, cản xe và khu vực tản nhiệt
Nếu nhận thấy có bùn, cỏ, bụi bẩn, mảnh vụn và rỉ sét ở khu vực này, chiếc xe nên được rửa và làm sạch càng sớm càng tốt.
5. Kiểm tra hệ thống phanh
Điều này nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên ôtô chuyên nghiệp
6. Kiểm tra đèn ngoại thất
Hãy thay đèn ngoại thất nếu phát hiện thấy bộ phận này bị nhiễm nước.
7. Lắng nghe tiếng động bất thường trong khi động cơ đang chạy
Chú ý nơi phát ra tiếng ồn và đưa xe đến cơ sở sửa chữa ôtô chuyên nghiệp càng sớm càng tốt. Đặc biệt chú ý đến máy phát điện, dây serpentine belt, bộ khởi động, bộ phận trợ lực lái và vòng bi bánh xe.
8. Bôi trơn các khớp hệ thống treo nếu cần thiết
Nhiều mẫu xe mới được bôi trơn các khớp hệ thống treo tại nhà máy suốt vòng đời. Tuy nhiên, các khớp này cần được kiểm tra độ gỉ.
(Nguồn ảnh: Internet)