Bước sang năm mới 2020, hàng loạt quy định mới chính thức có hiệu lực nhằm tăng tính răn đe đối với người tham gia giao thông, phòng chống vi phạm và tai nạn xảy ra.

Tin tức pháp luật xe ô tô mới nhất cho biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016 do Chính phủ ban hành vừa chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020. Trong đó có hàng loạt hành vi vi phạm giao thông được sửa đổi, tăng nặng mức xử phạt. 





Ngoài ra còn có một số quy định khác cũng được bổ sung trong điều luật nhằm mục đích xây dựng nền giao thông an toàn, văn minh. Cụ thể:

Lái xe có nồng độ cồn bị phạt cao nhất đến 40 triệu và tước GPLX 2 năm

Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Cùng với Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, kể từ đầu năm 2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ngoại trừ người đi bộ) mà có nồng độ cồn trong người đều bị tăng mức xử phạt so với trước đây. 

Cụ thể, mức xử phạt thấp nhất là 80.000 đồng, cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) trong 2 năm.

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46 Mức phạt tại Nghị định 100
Nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở 2.000.000 – 3.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông) 6.000.000 – 8.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng)
Nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở 7.000.000 – 8.000.000 đồng  (Tước quyền sử dụng GPLX 3-5 tháng)

16.000.000 – 18.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 16-18 tháng)

Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc 0,4mg/1l khí thở 16.000.000 – 18.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 4-6 tháng) 30.000.000 – 40.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 22-24 tháng)

Mức phạt vi phạm vượt quá tốc độ tăng cao đến 20 triệu đồng

Trước đây, Nghị định 46 quy định nhóm vi phạm hành vi lái xe chạy quá tốc độ có mức xử phạt thấp nhất từ 600.000 – 800.000 đồng, cao nhất là 2-3 triệu đồng và bị xử phạt tước GPLX lâu nhất từ 2 – 4 tháng. Tuy nhiên, tại Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt lên mức thấp nhất là 800 nghìn – 1 triệu đồng, cao nhất ở mức 10 – 20 triệu đồng. Đối với thời gian tước GPLX được bổ sung cho hành vi chạy quá tốc độ từ 20-35 km. Cụ thể:

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46 Mức phạt tại Nghị định 100
Chạy xe quá tốc độ từ 5-10 km 600.000 – 800.000 đồng 800.000 – 1.000.000 đồng
Chạy xe quá tốc độ từ 10-20 km 2.000.000 – 3.000.000 đồng

3.000.000 – 5.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng)

Chạy xe quá tốc độ từ 20-35 km 5.000.000 – 6.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng) 6.000.000 – 8.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng)
Chạy xe quá tốc độ từ 35 km trở lên 7.000.000 – 8.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng) 10.000.000 – 20.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng)

Bổ sung hình phạt cho hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc

Nghị định 46 trước đây mới chỉ quy định về mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều trên cao tốc. Nghị định 100 hiện nay đã bổ sung thêm quy định về việc đi lùi trên đường cao tốc. Theo đó, kể từ nay trở đi, những trường hợp đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng và bị tước GPLX từ 5-7 tháng.

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46 Mức phạt tại Nghị định 100
Đi ngược chiều trên cao tốc (bổ sung thêm lỗi đi lùi) 7.000.000 – 8.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 4-6 tháng) 16.000.000 – 18.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 5-7 tháng)
Đi ngược chiều trên đường 1 chiều hoặc trên phố có biển cấm đi ngược chiều  800.000 – 1.200.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng) 10.000.000 – 20.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng)

Sử dụng điện thoại khi lái xe cũng bị phạt đến 2 triệu đồng

Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Cũng trong Nghị định 100 mới ban hành của Chính phủ, tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5 quy định rất rõ người đang điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự có sử dụng điện thoại di động sẽ bị nâng mức xử phạt lên mức cao nhất là 2 triệu đồng. Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt bổ sung bằng cách tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.


Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong quy định mới này là kể từ nay trở đi, người đi xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe máy, mô tô, sử dụng điện thoại di động, ô (dù), tai nghe…cũng sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước GPLX từ 2-4 tháng.

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46 Mức phạt tại Nghị định 100
Dùng điện thoại di động khi lái xe 600.000 – 800.000 đồng 800.000 – 1.000.000 đồng

Lái xe vào làn thu phí mà không đủ điều kiện bị phạt 2 triệu đồng

Quy định về việc xe ô tô không đủ điều kiện đi vào làn thu phí tự động nhưng tài xế vẫn đi vào làn đường này sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Trước đó quy định này chưa từng xuất hiện trong điều luật.

Nâng mức phạt của một số hành vi vi phạm giao thông khác

Ngoài những điểm đáng chú ý về mức xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đáng chú ý ở trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn tăng nặng mức xử phạt của một số lỗi vi phạm khác như: không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; vượt đèn đỏ/đèn vàng; bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư; tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe và hành khách không thắt dây an toàn khi xe chạy. Cụ thể:

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46 Mức phạt tại Nghị định 100
Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí Chưa quy định 1.000.000 – 2.000.000 đồng
Vượt đèn đỏ, đèn vàng 1.200.000 – 2.000.000 đồng

3.000.000 – 5.000.000 đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng)

Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư 600.000 – 800.000 đồng 800.000 – 1.000.000 đồng
Không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện 100.000 – 200.000 đồng 800.000 – 1.000.000 đồng
Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy  

Quy định về tiêu chuẩn khí thải mới cho xe ô tô

Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Cũng từ ngay đầu năm 2020, Quyết định 16/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quy định tăng mức tiêu chuẩn khí thải đối với các loại xe ô tô được sản xuất từ năm 2008 trở đi. Theo đó, những chiếc xe ô tô này muốn lưu thông trên đường cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ở mức 2 thay vì mức 1 như trước. Theo đó, khi khí thải xe ô tô thoát ra, chất ô nhiễm CO trong đó phải giảm từ 4,5% xuống 3,5% thể tích; chất HC giảm từ 1.200 ppm xuống 800 ppm (đối với xe dùng động cơ 4 kỳ) và độ khói từ 72% xuống 60% HSU (đối với xe dùng động cơ diesel).

Đến năm 2021, các loại xe ô tô sản xuất từ năm 1999 – 2008 sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn khí thải mức 2. Trong khi đó, các loại xe sản xuất trước năm 1999 vẫn sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn mức 1.

Tuy nhiên, việc các phương tiện có đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải hay không không phụ thuộc vào đời/năm sản xuất của xe. Kể cả những chiếc xe đời mới nhưng không được bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ cẩn thận cũng có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải.

Học phí đào tạo, sát hạch và cấp GPLX ô tô tăng ít nhất 2 lần so với trước

Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Theo Thông tư 38/2019/TT sửa đổi và bổ sung của Bộ Giao thông vận tải, các học viên muốn thi sát hạch và cấp GPLX ô tô bắt buộc phải tham gia học đầy đủ khoá đào tạo, bao gồm: phần học lý thuyết, đạo đức người lái xe, sửa chữa xe cơ bản, kỹ thuật lái xe, học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông,…

Tổng cộng tất cả các buổi học phải đạt trên 100 giờ học. Chính vì thời lượng học lớn hơn trước đây rất nhiều nên chi phí đào đạo cũng sẽ tốn kém hơn. Ước tính một khoá học lái xe ô tô hạng B2 hiện nay đã tăng chi phí lên khoảng 20-30 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí học lái xe trước đây chỉ mất khoảng 7-11 triệu đồng, tức hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần.

GPLX theo mẫu mới có mã QR phát hiện thật – giả

Từ ngày 1/6/2020, GPLX cấp mới sẽ được tích hợp mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã thông tin nhanh và được liên kết với hệ thống quản lý GPLX. Từ đó, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra được GPLX giả bằng cách check mã QR thông qua điện thoại di động thông minh. Đối với những GPLX đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn có hiệu lực đến thời hạn ghi trên giấy phép đó.

Nguồn ảnh: Internet


Video hay ho mới nhất

Xem Mercedes-Benz S-Class đời mới thử sức với bài thử đánh lái

Bugatti Chiron Super Sport giá 3,9 triệu USD ra mắt - 'Món đồ chơi' xa xỉ của giới nhà giàu

'Khủng long' Cadillac Escalade 2021 đầu tiên cập bến Việt Nam: Giá khoảng 8 tỷ đồng, động cơ mới siêu tiết kiệm, dành cho đại gia không thích Lexus LX 570

Ra mắt Ford Maverick - Ranger thu nhỏ giá quy đổi từ 459 triệu đồng

YouTuber tháo bỏ mọi bộ phận thừa của chiếc BMW để giúp xe "giảm cân", chạy nhanh hơn

Anh shipper đi giao đồ ăn bằng Lamborghini khiến dân tình "sốc" nặng, nghe mức giá của con siêu xe còn muốn té xỉu hơn!

Team hóng hớt lần đầu bắt gặp Sơn Tùng lái con Mẹc chục tỷ ra phố, buổi chiều của chủ tịch có khác người thường?

Những mẫu ôtô cỡ nhỏ hiện đại nhất thế giới

Hãng độ ra mắt Lamborghini Aventador SVJ 2.000 mã lực, fan nghe tiếng pô và xem đạp ga thôi đã đứng ngồi không yên

Helicron - Chiếc xe cổ quái ra đời cách đây gần 90 năm, sử dụng công nghệ máy bay để di chuyển

Sát ngày ra mắt, Toyota Land Cruiser thế hệ mới tung cả loạt video nhá hàng với những dòng chữ ưu tiên đại gia ở quốc gia này

Tay đấm Floyd Mayweather bỏ hơn 1 triệu USD mua gần 10 xe tặng người thân trong một tuần: Rolls-Royce, Maybach đủ cả

Chú chim rô bốt này có thể tự động bay, đậu, và vỗ cánh như chim thật

CopterPack - thiết bị biến con người thành trực thăng - thực hiện bay thử lần đầu tiên

Video: Thót tim khoảnh khắc siêu xe tải hạng nặng đè bẹp chiếc SUV có 3 người bên trong

Ferrari SF90 Spider "nhăm nhe" về Việt Nam đã được giới thiệu tại Malaysia, giá từ 11,6 tỷ đồng

"Chiếc xe ô tô ngang ngược" nhất phố, gây phiền hà cho biết bao người

BMW X3 M, X4 M facelift sẵn sàng ra mắt chiều lòng fan: Giá quy đổi dự kiến từ 1,6 tỷ đồng

Đây là chiếc Ford Ranger khiến người nhìn mất phương hướng, tương lai có thể lái được từ cả 2 đầu

Thợ Việt độ widebody độc nhất vô nhị cho BMW i8: Màu sơn cực chất, nhiều món "đồ chơi" đắt giá

TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất