Trên các xe hiện đại ngày nay, hầu hết các nhà thiết kế đều trang bị các cảm biến trên ô tô. Điều này khiến cho mỗi chiếc xe ngày càng giống như sinh vật với những giác quan tương tự như con người. Nhờ có các cảm biến đó giúp hệ thống kiểm soát tốt hơn, nâng cao công suất và tính năng hoạt động của động cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Cùng Cafeauto tìm hiểu vị trí và chức năng các loại cảm biến trên ô tô





Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP – Crankshaft Position Sensor)

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

Cảm biến này thường được bố trí ở gần puly trục khuỷu hay phía trên bánh đà.


Cảm biến vị trí trục khuỷu có chức năng xác định vị trí các piston. Bên cạnh đó, Cảm biến này đi kèm với cảm biến vị trí trục cam giúp bộ xử lý trung tâm (ECU) nhận biết vị trí piston và đồng thời biết vị trí xupap (cái nắp hay cái nút trong vòi bơm hơi) để tính toán thời điểm đánh lửa và lượng phun nhiên liệu hợp lý nhất.

Đây là loại cảm biến quan trọng nhất trên động cơ, nếu bộ phận này bị hỏng động cơ có thể không khởi động được, khó khởi động khi máy nguội, tốc độ cầm chừng không đều, máy rung vì đánh lửa sai, hao xăng và không tăng tốc ổn định.

Cảm biến vị trí trục cam (CAM – Camshaft Position Sensor)

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

Cảm biến vị trí trục cam thường được gắn ở đỉnh xy lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam.


CAM có công dụng báo cho bọ xử lý thông tin của xe biết chính xác vị trí của cốt cam hay supap ở những vị trí tương ứng với cuối thì nổ để bộ xử lý trung tâm (ECU) điều chỉnh các thời điểm đánh lửa thích hợp đến các buồn đốt động cơ.

Khi cảm biến này bị hỏng có thể xảy một số hiện tượng như sau: động cơ có thể không khởi động được, khó khởi động khi máy nguội, tốc độ cầm chừng không đều, máy rung vì đánh lửa sai, hao xăng và không tăng tốc ổn định.

Cảm biến kích nổ ( Knock Sensor)

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

Cảm biến này thường được bố trí bên ngoài thân máy, nắp xy lanh hay ngay phía trên ống góp hút (intake manifold).

Cảm biến kích nổ có chức năng phát hiện xung kích nổ phát sinh bên trong động cơ do đánh lửa sớm và đọng muội than trong buồng đốt. Từ đó bộ xử lý trung tâm (ECU) điều chỉnh thời điểm đánh lửa trễ đi, ngăn chặn hiện tượng kích nổ. Khi cảm biến kích nổ bị hư hỏng thường có dấu hiệu như: tiếng gõ ở đầu máy mỗi khi đánh lửa sớm, đèn Check Engine phát sáng.

Để có thể ngăn ngừa hiện tượng kích nổ các nhà chuyên gia khuyên rằng nên thử dùng loại xăng khác có chỉ số octane cao hơn trước khi quyết định sửa chữa hay thay mới cảm biến này.

Cảm biến vị trí bướm ga (TPS – Throttle Position Sensor)

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

Cảm biến này thường được bố trí ở ngay đầu trục của bướm ga.

Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ tiếp nhận và tuyền tải thông tin có liên quan đến lượng khí nạp vào động cơ như không khí nạp, nhiệt độ, độ ẩm cho bộ xử lý trung tâm (ECU) của động cơ. Từ đó ECU sẽ điều chỉnh lượng nhiên cung cấp thích hợp để tạo ra tỷ lệ hòa khí phù hợp nhất vào buống đốt động cơ.

Khi TPS bị hỏng, động cơ có hiện tượng lên ga không đều, máy chạy ngập ngừng, tốc độ cầm chừng không ổn định, đôi khi tăng tốc đột ngột hay tắt máy bất ngờ.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (CTS – Coolant temperature sensor)

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

CTS thường được bố trí trên hệ thống làm mát gần bộ điều nhiệt.

Trong các loại cảm biến trên ô tô thì cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải,…Ở một số dòng xe, tín hiệu này còn được dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ.

Khi bị hư hỏng cảm biến này, xe thường có dấu hiệu động cơ có lượng tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn bình thường hoặc thải khói đen, đèn Check Engine hiển thị.

Cảm biến áp suất (MAP – Manifold Air Pressure sensor)

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

MAP thường được bố trí ở bên trong hộp chứa lọc gió hay trong ống góp hút của động cơ.

Cảm biến loại này có nhiệm vụ thâu nhận và truyền tải tất cả những thông tin có liên quan đến lượng khí nạp vào động cơ như lưu lượng, nhiệt độ và độ ẩm cho bộ xử lý trung tâm (ECU) của động cơ. Từ đó ECU này sẽ điều chỉnh thời điểm và lượng nhiên liệu cung cấp một cách thích hợp nhất để động cơ có thể đạt được công suất tối đa tùy theo vị trí chân ga.

Những con cảm biến thông dụng trên xe ô tô (phần 1)

Khi cảm biến này bị hư hỏng, xe sẽ có các dấu hiệu như: Sáng đèn Check Engine và báo lỗi MAP sensor, động cơ nổ không êm, công suất động cơ kém, tốn nhiên liệu, xe nhiều khói.

Nói tóm lại cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến kích nổ có chức năng chung là điều chỉnh thời điểm đánh lửa tối ưu nhất. Trong khi cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến áp suất có chức năng điều chỉnh thời điểm và khoảng thời gian cung cấp nhiên liệu.


TIN LIÊN QUAN

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu là con số may mắn thì sẽ mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại, những con số xui xẻo sẽ mang lại những điềm xấu. Cùng xem ý nghĩa biển số xe phong thủy…

Xem chi tiết: Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Đèn pha không hoạt động bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, đơn giản thì là cầu chì cháy, phức tạp hơn là hỏng cả hệ thống điện.

Xem chi tiết: Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Giá của những chiếc xe Hyundai Elantra 2016 đang trong khoảng 500-550 triệu, ngang ngửa giá Toyota Vios đời mới.

Xem chi tiết: Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Kể cả người lái xe lâu năm cũng chưa chắc đã nắm hết tất cả các chi tiết hữu dụng của xe như các khe nhỏ trên bảng táp lô, các ký hiệu phía mặt trong cửa xe, biểu tượng vị trí nắp bình xăng...

Xem chi tiết: Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Ngoài động cơ cần thay nhớt theo chu kỳ thì vẫn còn một số chi tiết khác cần để ý châm thêm chất bôi trơn để đảm bảo sự mượt mà, cho trải nghiệm tốt khi vận hành.

Xem chi tiết: Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Vô lăng được đặt lệch một bên có lợi nhiều hơn khi ra vào xe, quan sát các chướng ngại vật phía trước và trong các tình huống muốn vượt xe khác.

Xem chi tiết: Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Đèn tự động là tính năng được nhà sản xuất trang bị thêm trên xe nhằm giúp giảm thiểu các nguy hiểm trong trường hợp bác tài quên bật đèn khi trời tốt.

Xem chi tiết: Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Xu hướng chuyển dịch từ xe gầm thấp lên xe gầm cao của người Việt đang ngày càng rõ nét. Bằng chứng là hàng loạt mẫu xe crossover đô thị mới thi nhau ra mắt và không ít cái tên trong số đó thường xuyên lọt top bán chạy.

Xem chi tiết: Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Ô tô hỏng nặng vì bà chủ đi 3 năm không thay đầu

Bí quyết khắc phục ngay tình trạng ô tô bị ì máy khi tăng tốc

Tăng giảm ga đột ngột khiến xe xuống cấp nhanh cỡ nào?

'Thánh lật' Toyota Fortuner TRD Sportivo 2016 có đáng mua sau 5 năm sử dụng?

Tổng hợp những bộ phận ô tô dễ hư hỏng vào mùa hè

Tổng hợp những nâng cấp rất cần thiết cho ô tô bản thiếu

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Từ 1/3: Áp dụng hàng loạt quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất