Vị trí an toàn cho bé
Theo khuyến cáo của cục an toàn giao thông Quốc gia Mỹ và Học viện nhi khoa Mỹ (AAP), với bé dưới 1.45m có cân nặng dưới 35kg nên ngồi ghế riêng thay vì ngồi thông thường như người lớn bởi khá nhiều lí do.
Đơn cử như hệ thống dây an toàn trên xe vốn phù hợp với thể trạng người trưởng thành, chưa kể lực siết khi có va chạm mạnh rất dễ gây tổn thương. Thế nên để có sự an toàn tốt nhất nên để trẻ em ngồi ghế chuyên dụng ở bên phải sau ghế phụ.
Lắp đặt ghế em bé đúng cách
Ghế trẻ em dù đã phổ biến ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam thường chỉ rất các gia đình trang bị bởi tâm lý “đi có một xíu” hay “ba nó chạy an toàn vs đi chậm mà, sao đâu”, một phần vì các sản phẩm hiện nay quá đa dạng cùng mức giá cao khiến người mua e ngại.
Thực tế thì hiện nay nếu chịu khó tìm hiểu qua các kênh truyền thông, uy tín có thể sẽ tìm thấy được các thương hiệu lớn nổi tiếng như Aprica có mức khá cao, hay Joie có công nghệ i-size dễ dàng lắp đặt mang thương hiệu Anh Quốc có mức giá dễ chịu hơn nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn an toàn Châu Âu, tiêu chuẩn an toàn ECE R44/04 của Liên Hợp Quốc chưa kể các giải thưởng khác.
Không để trẻ một mình
Nhiều sự cố thương tâm chỉ vì mải mua đồ mà quên mất còn trẻ bên trong, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng bức, khi nhiệt độ tăng cao trong môi trường kín, ngộp rất dễ dẫn đến sốc nhiệt vô cùng nguy hiểm. Chưa kể việc nghịch ngợm có thể đẩy nhầm cần số, hay nhầm chân ga lao ra đường.
Nếu đi một mình
Tuy nhiên nếu đi một mình, bạn nên để trẻ ngồi ghế phụ, bởi ngồi sau trẻ dễ hoảng sợ quấy khóc làm mất tập trung khi lái xe. Để ổn định, bố mẹ có thể để trẻ ngồi ghế phụ và quay ngược ghế của bé lại để tránh rủi ro bởi áp lực túi khí chẳng may va chạm, hoặc có thể tắt kích hoạt túi khí bên phụ nếu xe có hỗ trợ.
Dán cảnh báo
Ở nước ngoài, nếu những xe có dán sticker phản quang “Baby on Board” sẽ được ưu tiên cứu trẻ nhỏ ra trước khi có tai nạn bởi đây là dấu hiệu cho nhân viên y tế, cứu hộ phát hiện. Tại Việt Nam, ngoài dấu hiệu nhận biết cho y tế, còn giúp một phần cho các tài xế phía sau thông cảm nếu chẳng may lái xe có chút lơ đểnh khi bé quấy.
Tuy nhiên, nếu đã chọn mua đừng chọn những loại rẻ tiền không có tác dụng nhiều, nên chọn những miếng sticker đúng chuẩn của các thương hiệu lớn. Hiện tại thì miếng dán “Baby on board” sử dụng chất liệu phản quang từ 3M được khá nhiều người ưa chuộng bởi sự thông dụng đâu cũng có với chất liệu phản quang Diamond Grade™ DG3 có thể nhận diện trong ở đa góc nhìn hay trong điều kiện thời tiết kém như mưa, sương mù,… Theo 3M thì chất liệu phản quang mà họ sử dụng được ứng dụng khá nhiều trên các biển bảo giao thông.
Hạn chế say xe cho bé
Với người lớn, có thể dễ dàng nhận biết họ say xe, nhưng với trẻ nhỏ là vấn đề lớn bởi sự quấy khóc khó phân biệt. Thế nên để hạn chế tốt nhất, lái xe nên chủ động đi chậm hơn bình thương, vào cua một cách chậm rãi, hạn chế phanh gấp hay chuyển làn liên tục. Với những xe gia đình giá dễ chịu như Suzuki XL7 hay Ertiga nay đã có cân bằng điện tử, các hệ thống hỗ trợ phanh sẽ hỗ trợ người lái tốt hơn.
Ngoài ra, nếu đứa trẻ đã có thể nghe, nói nhận biết có thể dụ bé tập trung sang chủ đề khác như ăn nhẹ, chơi đồ chơi, nói chuyện về lịch trình để quên đi cảm giác say.
Đừng quên các vật dụng cần thiết
Tả, bỉm, khăn, nước, sữa, đồ ăn luôn cần phải có, hãy để trong một túi đồ riêng để tránh việc bối rối khi lục tung để tìm kiếm. Thêm một vài món đồ chơi yêu thích sẽ khiến rẻ bớt quấy hơn, tuyệt đối không giao điện thoại thông minh cho bé sử dụng bởi sẽ làm bé say xe nhanh hơn, dễ gặp các vấn đề khúc xạ và lâu dần sẽ quên đi cách giao tiếp với người tron gia đình.