Nóng đỉnh điểm, tài xế ô tô cũng không thoát
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, người dân TPHCM nói riêng và các tỉnh thành miền Nam nói chung đang đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt. Cụ thể, nhiệt độ ngoài trời ở khu vực Sài Gòn đang ở mức cao, đạt ngưỡng gần 40 độ C. Dự đoán tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày.
Việc nắng nóng kéo dài ở mức nhiệt cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, nhất là những người thường di chuyển trên đường. Các vật dụng chống nắng được người dân sử dụng, hay những bóng cây, gầm cầu cũng được dùng để tránh nắng.
Nóng đỉnh điểm, tài xế ô tô cũng phải dùng đến khẩu trang
Thậm chí, ngay cả tài xế ô tô còn dùng đến khẩu trang để giảm bớt nhiệt, hạn chế rát mặt. Có thể thấy, xe ô tô vốn là phương tiện có khả năng che nắng che mưa. Tuy nhiên, mức nhiệt cao, đạt ngưỡng gần 40 độ C như hiện nay ở Sài Gòn, tài xế ô tô cũng không thể thoát khỏi cảnh nắng nóng khi di chuyển trên đường phố. Việc sử dụng một chiếc khẩu trang để che mặt là cách để hạn chế nắng chiếu qua kính và ảnh hưởng đến da.
Nguy hiểm khi lái xe ô tô dưới trời nắng nóng
Theo các chuyên gia, mỗi tài xế cần trang bị những kinh nghiệm lái xe để đối phó với thời tiết nắng nóng. Bởi khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, các loại nội thất bên trong xe sẽ bị ảnh hưởng như ghế ngồi, đệm, đồ da,…
Nguy hiểm khi lái xe ô tô dưới trời nắng nóng
Phần lớn những chi tiết này đều chứa các hóa chất nguy hại cho con người như benzene, toluene, styrene,.. Khi gặp nhiệt độ cao, những loại chất trên sẽ được giải phóng. Hít thở lâu trong xe sử dụng điều hòa sẽ khiến người lái và hành khách bị trúng độc, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Ngoài ra, lái xe ô tô dưới trời nắng nóng có thể làm tài xế bị ung thư da. Một cuộc thử nghiệm ở Anh đã chứng minh điều này. Cụ thể, thử nghiệm đã cho thấy một người ít sử dụng hoặc không dùng kem chống nắng sẽ xuất hiện các tế bào tiền ung thư trên cánh tay.
Tài xế ô tô nên bôi kem chống nắng trước khi di chuyển
Bên cạnh đó, các nhà khoa học của Viện Boxer Wachler Vision, Beverly Hills (Mỹ) cũng cho biết, kính lái trên xe ô tô có thể ngăn chặn 96% tia UV, nhưng cửa sổ 2 bên lại chỉ ngăn được 44-71%. Vì vậy, các bác tài khi di chuyển dưới trời nắng nóng cần bôi kem chống nắng ở vùng mặt, tai, cổ, cánh tay. Đặc biệt, hạn chế lái xe trong khung giờ từ 10-14 giờ.