Nhận diện điểm mù trên xe ô tô
Điểm mù xe ô tô chính là khoảng không gian không nằm trong tầm nhìn hoặc không thể quan sát qua gương chiếu hậu. Điểm mù thường xuất hiện khi phương tiện lưu thông trên đường, lùi xe, chuyển làn hoặc quay đầu tại các ngã tư,…
Nhận diện và cách khắc phục điểm mù trên ô tô.
Điểm mù trên xe ô tô là một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí là chết người đều liên quan đến điểm mù. Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, điểm mù trên xe ô tô thường tỉ lệ thuận với kích thước của xe. Ngoài ra, điểm mù còn hình thành từ các yếu tố khác như tầm vóc hoặc tư thế ngồi của người điều khiển.
Cách khắc phục điểm mù trên ô tô
1. Điểm mù phía trước xe
Những mẫu xe gầm cao (xe tải, xe bán tải) thường có điểm mù phía trước xe. Phần đầu của những loại xe này thường cao nên tài xế khó có thể quan sát các vật thể ở gần đầu xe.
Điểm mù phía trước xe.
2. Điểm mù phía sau xe
Điểm mù phía sau xe thường là khoảng không gian lớn. Tất nhiên, tài xế không thể quan sát bằng mắt thường hoặc qua gương chiếu hậu. Phạm vi điểm mù phía sau xe có thể dài vài mét tính từ đuôi xe hất về phía sau. Đây là yếu tố khiến người điều khiển gây tai nạn khi lùi xe.
3. Điểm mù trên gương chiếu hậu
Điểm mù trên gương chiếu hậu.
Gương chiếu hậu cũng là nơi xảy ra điểm mù. Gương chiếu hậu bên ngoài là một chi tiết kỹ thuật giúp người lái quan sát bên ngoài trong khi xe di chuyển. Rất nhiều tình huống khiến những chiếc xe phía sau không lọt vào không gian bao quát của gương chiếu hậu.
Hiện nay, một số mẫu ô tô hiện đại được trang bị tính năng cảnh báo điểm mù trên gương chiếu hậu nhằm tăng sự an toàn khi lái xe. Cơ chế hoạt động của hệ thống này là quét ra-đa hoặc đưa ra tín hiệu cảnh báo trên gương chiếu hậu nếu phát hiện một phương tiện nào đó lọt vào điểm mù của xe.
4. Điểm mù trên cột chữ A (cột trước)
Cấu trúc xe cũng là yếu tố tạo ra điểm mù. Thông thường, khung vỏ xe hơi được chia thành các phần: Cột A, cột B và cột C (những chiếc wagon sẽ có thêm cột D). Những cột này có nhiệm vụ chống đỡ cho mui xe và tạo nên một bộ vỏ vững chắc cho chiếc xe.
Tuy nhiên, những cột này lại tạo ra điểm mù, cản trở tầm nhìn của tài xế. Tuỳ vào từng dòng xe, điểm mù sẽ hiện diện ở những góc độ và khoảng cách khác nhau. Cột chữ A ở hai bên khung kính chắn gió thường sinh ra điểm mù tuỳ thuộc vào góc đánh lái.
Ngoài những vị trí điểm mù nêu trên thì một số yếu tố khác cũng làm phát sinh điểm mù. Chẳng hạn, người lái ngồi sai tư thế, gương chiếu hậu điều chỉnh không phù hợp với các vị trí lái. Do đó, tài xế cần xây dựng thói quen điều chỉnh ghế lái, gương chiếu hậu trước khi khởi động xe để đảm bảo tầm quan sát tốt nhất.
Nguồn ảnh: Internet