Câu hỏi từ bạn: Văn Đức- Hồ Chí Minh
Trả lời:
Tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về rài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”
Mặt khác, tại điều 44 Luật này cũng quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Theo quy định trên thì tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vơ, chồng và họ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng đối với tài sản riêng của mình. Như vây, để không xảy ra bất kỳ tranh chấp gì về tài sản mà ba mẹ bạn tặng cho thì ba mẹ bạn và bạn có thể lập một biên bản thuận thuận tặng cho tiền mặt nêu rõ đó là tài sản cho riêng bạn dùng để mua ô tô thuộc sở hữu của riêng bạn và số tiền tặng cho được chuyển qua ngân hàng. Khi đó, bản thỏa thuận và chứng từ ngân hàng chuyển tiền sẽ là căn cứ chứng minh khi có tranh chấp chiếc ô tô đó là tài sản riêng mà ba mẹ bạn tặng cho riêng bạn.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)