1. Mua xe cũ ở đâu?
Nếu bạn chưa biết nên mua bán xe cũ ở đại lý, thương nhân hay tư nhân thì chúng tôi khuyên bạn nên mua xe ở đại lý và người bán xe hơi chuyên nghiệp hơn là mua xe qua cá nhân nếu bạn không có nhiều kiến thức về mua xe đã qua sử dụng.
Những điều cần cân nhắc:
Một đại lý có thể mua lại xe đã qua sử dụng và cung cấp gói bảo hành thường 6-12 tháng. Mặc dù nó có thể làm tăng chi phí mua xe, nhưng bù lại nó có thể mang lại cảm giác an tâm cho bạn khi biết rằng chiếc xe đã được kiểm tra kỹ lưỡng và được bảo hành.
Mua xe từ một cá nhân có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí, nhưng có thể là một “khoản lỗ” khổng lồ nếu xe phải sửa chữa và thay thế phụ tùng.
2. Nên mua xe cũ của cá nhân hay không?
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chủ đề cùng liên quan:
3. Nên kiểm tra những bộ phận gì nếu mua một chiếc xe cũ?
Để giúp bạn không bị “lớ ngớ” khi mua một chiếc xe cũ, thì bạn nên đi xung quanh và làm theo một vài hướng dẫn sau đây:
a, kiểm tra lốp xe
Nên kiểm tra độ dày của lốp xe, mức 1,6 mm là mức tối thiểu vì vậy nếu chúng dưới 3mm thì bạn cần phải tính thay đổi chúng sớm. Nếu bạn muốn mua một chiếc xe giá rẻ thì điều đó đáng để bạn quan tâm.
b, vết lõm và vết trầy
Bạn nên kiểm tra xe dưới điều kiện ánh sáng ban ngày, đừng chú ý quá vào chúng vì chúng có chi phí sửa chữa khá rẻ nhưng hãy dùng chúng để thương lượng.
c, khoảng trống giữa các bảng: Bảng điều khiển ô tô, bảng tín hiệu..
Hãy kiểm tra các khoảng trống giữa các bảng – khoảng trống lớn nghĩa là dấu hiệu chiếc xe đã được sửa chữa cẩu thả sau một vụ tai nạn, và quan sát màu sắc để đảm bảo rằng chúng không có sự khác biệt nào về màu sắc giữa các bảng.
d, mức chất lỏng
Mở nắp ca-pô và kiểm tra tất các cấp độ bao gồm dầu, phanh và dầu lái trợ lực. Nếu chúng thấp chứng tỏ chiếc xe đã không được bảo dưỡng tốt, chú ý mức độ rò rỉ dầu dưới nắp ca-pô.
e, dưới nắp dầu
Cũng như kiểm tra mức dầu, kiểm tra dưới nắp dầu một chất màu trắng sữa, điều này gây ra bởi sự ngưng tụ, dấu hiệu cho thấy miếng đệm Gasket hoạt động kém.
f, điện
Hãy thử mọi thứ như cuộn cửa sổ lên, xuống, mở radio, kiểm tra điều hòa. Lỗi có thể sửa một cách đơn giản nhưng có thể là một điểm để thương lượng.
g, kính
Xem kính chắn gió có vết nứt nào không, nếu có thì bạn nên chú ý vì có thể bạn phải thay chúng sớm, hơn nữa để mắt đến vết nứt ở đèn sương mù, độ ẩm trong xe, đèn pha phía trước và phía sau.
h, vải bọc xe
Để ý xem xe có mùi hay vết bẩn gì không vì có thể sẽ rất khó để tẩy đi và đặc biệt khi xe bị ám mùi.
j, mức độ hao mòn
Kiểm tra xem mức độ hao mòn của chiếc xe có phù hợp với độ tuổi và quãng đường không?. Nếu chiếc xe có hiển thị quãng đường thấp trên đồng hồ nhưng độ mài mòn trên vô lăng, bàn đạp, ghế cao thì đây chắc chắn dấu hiệu báo động.
4. Kiểm tra xe đã “gặp tai nạn trước đó” khi đã qua sử dụng không?
– Kiểm tra tất các các bảng điều khiển, đảm bảo rằng tất cả sắp xếp chặt chẽ với một khoảng cách nhỏ, và các bảng phải có màu phù hợp với nhau.
– Kiểm tra đường gợn và nên mang theo nam châm để biết xe có sử dụng chất độn để sửa chữa không, vì chất độn không có từ tính.
– Kiểm tra biển số xe, xem có hợp pháp không?
– Làm quen đặc điểm kỹ thuật, như nếu nó là một chiếc xe cao cấp thì có thể có viền mạ crom, nếu không có nên hỏi tại sao.
5. Kiểm tra lịch sử xe
Kiểm tra xem chiếc xe đã qua một vụ tai nạn xe hơi hay nguồn gốc có hợp pháp hay không?
6. Những điều bạn nên kiểm tra khi mua chiếc ô tô đã qua sử dụng
Dưới đây là kinh nghiệm mua bán xe của chuyên gia “mách nước” cho bạn:
a, kiểm tra khởi động
Liệu nó có vấn đề về ác-quy hay pin không, hay do lỗi nào khác.
b, kiểm tra máy đo nhiệt độ
Kiểm tra khởi động xem nó có hoạt đông tốt từ để lạnh (lâu không dùng), sau đó chạy một đoạn tắt và mở để đảm bảo nó có thể chạy khi đang nóng máy.
c, kiểm tra đồng hồ đo nhiệt độ
Liệu đồng hồ đo nhiệt có lên một nửa nhanh chóng và dừng lại không?. Nếu nhiệt độ lên mức nóng quá thì đó là dấu hiệu chiếc xe đang có vấn đề nghiêm trọng.
d, kiểm tra bộ ly hợp
Hãy thử tăng tốc lên một ngọn đồi để kiểm tra độ trượt xem chiếc xe có di chuyển mượt mà hay có rung lắc bộ ly hợp. Vì việc thay thế một bộ ly hợp mới sẽ rất tốn kém, nên điều đó đáng để bạn thử.
e, kiểm tra hộp số
Chúng không nên quá ồn hoặc tạo ra tiếng ồn mỗi khi sang số. Nếu xe có hộp số tự động thì đảm bảo rằng sự thay đổi bánh răng diễn ra trơn tru phù hợp với tốc độ đường và tải trọng động cơ.
f, kiểm tra tay lái
Liệu nó có hoạt động mượt mà và không có bất kỳ tiếng động nào không, tay lái trợ lực hoặc bánh xe có cảm thấy nặng nề?. Nếu bạn bỏ tay ra tay lái thì nó có kéo sang một bên hay đi thẳng.
g, hệ thống treo có hoạt động bình thường không
Nếu chiếc xe có hệ thống treo tốt thì chiếc xe sẽ hoạt động chắc chắn, lái xe trên tuyến đường gập ghềnh xem có tiếng kêu kỳ lạ không.
h, nghe tiếng động cơ
Một mẹo mà người bán xe qua sử dụng là hay bật radio trong khi lái thử, hãy tắt chúng đi và lắng nghe tiếng động cơ, nó trơn tru hay ồn ào?
j, thử tăng tốc
Tăng tốc xem nó có hoạt động trơn tru không hay là chậm chạp, hiệu suất của nó có như bạn mong đợi.
k, kiểm tra phanh
Nếu bạn có cơ hội, hãy đạp phanh thật mạnh, liệu nó có dừng lại một cách mượt mà theo một đường thẳng mà không bị kéo sang bên.