(Quốc Hạ – Bình Định)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự có hiệu lực khi:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Điểm g, Khoản 1, Điều 10, Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe có quy định “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng, hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”. Vì vậy, hợp đồng mua bán xe máy ngoài việc đáp ứng đủ điều kiện về chủ thể, mục đích và nội dung, phải được công chứng thì mới có hiệu lực. Còn việc sang tên không được coi là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật (theo Điều 6, Thông tư 15/2014/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe).
Nếu hợp đồng mua bán xe máy của bạn chưa được công chứng, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu căn cứ vào Khoản 1, Điều 407, Bộ luật Dân sự 2015 và các bên sẽ phải hoàn trả lại cho nhau tài sản đã nhận.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)