1. Bán kính quay đầu
Với điều kiện giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đặc trưng là tình trạng tắc đường và kẹt xe, thì một mẫu xe nhỏ có khả năng xoay sở và luồn lách tốt luôn là lựa chọn số một. Thông số bán kính vòng xe cho biết về khả năng quay đầu xe tốt đến đâu, thông số càng nhỏ thì khả năng quay đầu xe càng tốt.
Những mẫu xe có bán kính quay đầu nhỏ là Toyota Yaris, Hyundai Accent, Kia Rio, Mitsubishi Outlander, Toyota RAV4, Mitsubishi Mirage…
2. Kích thước thân xe
Kích thước thân xe cho tài xế biết được chiều dài, rộng và cao của xe. Thông qua những con số này, người lái sẽ biết được khả năng vận hành và xoay sở ra sao với mỗi loại địa hình. Cụ thể, Mitsubishi Outlander có chiều dài là 4.695 mm, chiều rộng là 1.810 mm, chiều cao là 1.710 mm.
Kích thước xe cho biết khả năng vận hành và xoay sở tốt hơn trong thành phố.
Chiều dài trục cơ sở là khoảng cách từ trục bánh sau tới trục bánh trước, đạt mức là 2.670 mm. Khoảng sáng gầm xe là khoảng cach từ mặt đất tới vị trí thấp nhất ở gầm xe là 190 mm. Thông số về khoảng sáng gầm cho tài xế biết được khả năng vượt vật cản của xe như đi qua vũng nước, vật gồ ghề trên đường. Các mẫu xe CUV, SUV thường có khoảng sáng gầm lớn hơn so với các mẫu xe sedan.
3. Khả năng tiết kiệm nhiên liệu
Mức tiêu thụ xăng được đo ở 3 điều kiện địa hình khác nhau: đường trường, đường hỗn hợp và đường đô thị. Nhiều mẫu xe có khả năng tiết kiệm tốt trong thành phố nhưng lại kém ở đường trường. Ngược lại, có những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu tốt ở đường trường nhưng kém ở thành phố.
Thông số về khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho biết sự khác nhau về mức tiêu hao nhiên liệu của xe trên những loại địa hình và động cơ khác nhau. Ví dụ đối với mẫu Honda Civic có mức tiêu thụ như sau: (Theo công bố từ nhà sản xuất)
Mức tiêu hao nhiên liệu (lít/100km) | Honda Civic 1.8 E | Honda Civic 1.8 G | Honda Civic 1.5 RS |
Đường hỗn hợp | 6.2 | 6.2 | 6.1 |
Đường nội đô | 8.5 | 8.5 | 8.1 |
Đường cao tốc | 4.9 | 4.8 | 5 |
Mức tiêu thụ nhiên liệu thay đổi khá nhiều, tùy thuộc vào những yếu tố như: điều kiện đường sá, vận tốc trung bình, quãng đường và chủ yếu phụ thuộc vào phong cách cầm lái của tài xế.
4. Dung tích xi-lanh
Dung tích xi lanh được biết đến như là 1.0L, 1.5L, 2.0… Các thông số này cho ta biết về độ lớn của động cơ. Nếu dung tích xi-lanh càng lớn thì xi-lanh càng nạp được nhiều nhiên liệu, năng lượng sinh ra càng lớn và động cơ sinh ra các khỏe.
Tuy nhiên, điều này cũng có liên quan đến mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Thông thường, động cơ có dung tích xi-lanh cao, sẽ tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn.
5. Hộp số
Theo kinh nghiệm lái xe, hộp số được hiểu theo cách đơn là gồm nhiều các bánh răng khớp với nhau, sử dụng để truyền mô-men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ô tô. Chức năng của hộp số là thay đổi mô-men xoắn và tốc độ của động cơ, giúp xe chuyển động và hoạt động một cách linh hoạt.
Nhiều mẫu xe có cả phiên bản hộp số tự động (AT) và hộp số sàn (MT).
Có 4 loại hộp số phổ biến gồm: hộp số sàn (MT), hộp số tự động (AT), hộp số vô cấp (CVT), hộp số ly hợp kép (DCT). Người mua cần phân biệt chính xác ưu nhược điểm mỗi loại hộp số này để lựa chọn mẫu xe phù hợp.
6. Hệ thống truyền lực
Đây chính là hệ thống để kết nối hộp số với trục truyền động và được chia thành ba loại chính:
(Nguồn ảnh: Internet)