Mặc dù Thủ tướng đã thông qua đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước nhưng chính sách này sẽ còn cần thêm một thời gian nữa mới chính thức được áp dụng vào thực tiễn. Ngay khi chính sách lệ phí trước bạ mới có hiệu lực, người mua ô tô lắp ráp trong nước sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể để xe lăn bánh.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại nếu thời điểm đó mới mua xe thì hãng sẽ cắt giảm khuyến mãi. Với mong muốn được hưởng lợi kép, bao gồm cả ưu đãi từ hãng lẫn chính sách của nhà nước, chỉ còn cách mua xe từ bây giờ và chờ đến khi áp dụng chính sách mới thì mang xe đi đăng ký và nộp lệ phí trước bạ. Liệu “ý tưởng” này có bị phạt hay không?
Mua ô tô chưa nộp lệ phí trước bạ ngay có bị phạt không?.
Thời hạn làm thủ tục đăng ký xe và nộp lệ phí trước bạ
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. (Khoản 3, Điều 6 của Thông tư 15/2014/TT-BCA)
– Người nộp lệ phí trước bạ thực hiện nộp tiền lệ phí trước bạ vào ngân sách nhà nước tại các cơ quan, tổ chức thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạ của Cơ quan Thuế. (Khoản 4 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP).
Như vậy, sau hoàn tất thủ tục mua xe, chủ xe phải mang xe đi đăng ký và nộp thuế trước bạ trong vòng 30 ngày để xe được lăn bánh hợp pháp.
Mua ô tô chưa nộp lệ phí trước bạ ngay có bị phạt không?
– Ô tô sau khi mua cần phải được làm thủ tục đăng ký và nộp lệ phí trước bạ trong vòng 30 ngày. Nếu quá hạn 30 ngày, chủ xe sẽ bị xử phạt về trường hợp chậm nộp thuế. Điều 59 của Luật quản lý thuế 2019 quy định xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế cụ thể như sau:
Như vậy, nếu quá hạn 30 ngày mà chủ xe ô tô không nộp lệ phí trước bạ thì sẽ tính phạt 0,03%/ngày trên số tiền chậm nộp.
Bên cạnh đó, khi chưa nộp lệ phí trước bạ, chủ xe ô tô chưa đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký xe, do đó, trong thời gian chưa có Giấy đăng ký xe và xe không có biển số, chủ xe không được phép điều khiển xe tham gia giao thông, trừ một số trường hợp đăng ký tạm thời theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 15/2014/TT-BCA. Nếu vi phạm, chủ xe sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về lỗi điều khiển xe không có biển số và không có đăng ký tham gia giao thông.
Nếu chủ xe vẫn muốn chờ tới khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực thì mới đăng ký xe tuyệt đối không được mang xe tham gia giao thông trên đường. Tuy nhiên, có vẻ như trường hợp này sẽ ít xảy ra bởi chẳng ai muốn mua xe về “vứt xó” cả vài tháng trời mới đi đăng ký và phải chịu phạt vì nộp chậm thuế trước bạ cả.
Các trường hợp đăng ký tạm thời:
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời có giá trị trong thời hạn 15 ngày.
Điều khiển xe ô tô không có biển số và không có đăng ký bị phạt như thế nào?.
Điều khiển xe ô tô không có biển số và không có đăng ký bị phạt như thế nào?
Khoản 4, Điều 16 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông liên quan đến giấy đăng ký xe. Cụ thể, chủ xe điều khiển xe tham gia giao thông nhưng không có Giấy đăng ký xe hoặc xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) sẽ bị phạt như sau:
Ảnh: Internet