Mánh khoé đổ xăng của nhân viên
1.Bấm cò
Lưu tâm những mánh khoé gian lận của nhân viên bán xăng
Trường hợp này thường sẽ có một người đổ xăng còn một người ở trong bấm đồng hồ. Ví dụ khách yêu cầu đổ 50 nghìn tiền xăng nhưng họ chỉ cấm bấm cò đến 30 nghìn, bấm lần thứ 2 đồng hồ sẽ nhảy lên số 50. Khi đó họ đã gian lận được của người mua 20 nghìn đồng.
Vì thế, sau khi điều tra được các “mẹo” kiếm thêm tiền của nhân viên bán xăng, nhiều chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên đổ xăng theo số tiền chẵn như 20, 30, 40 hay 50 nghìn đồng mà nên yêu cầu đổ theo lít. Ngoài ra bạn cũng có thể đứng nhìn kỹ đồng hồ chạy đã đổ được bao nhiêu xăng vào bình và đổ xăng khi có 1 người đổ. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng gian lận của nhân viên bán hàng.
2.Đổ trồng
Cách này thường xảy ra ở rất nhiều cây xăng, đặc biệt khi vào giờ cao điểm, nhiều người đến đổ xăng. Người bán hàng thường đổ cho người này xong chuyển sang đổ tiếp cho người kia hoặc 2 nhân viên sẽ đổ chéo nhau.
Nếu khách hàng không để ý thì sẽ bị cộng gộp số tiền đổ của cả 2 xe lại, mang lại khoản “lãi cao” cho người bán. Còn nếu phát hiện ra thì nhân viên chỉ lấy lý do là quên bấm số và chỉ cần xin lỗi để cho qua mọi chuyện. Do đó, để tránh bị “móc túi” thì tốt nhất bạn không đổ xăng khi có hai người cùng thao tác.
3.Ngắt cò bơm trước khi đủ số tiền
Có nghĩa là bạn đổ 50 nghìn đồng tiền xăng, nhưng nhân viên sẽ chỉ đổ cho bạn đến 40 hay 45 nghìn (tuỳ lương tâm người bán) rồi ngắt cần bơm chỗ tay cầm. Khi đó dòng xăng sẽ chảy ngược lại vào trong nhưng đồng hồ vẫn chạy rồi họ lại bấm bơm lại thì chỉ có hơi tống vào bình mà không có xăng chảy ra.
Trong 3 cách để gian lận thì đây là cách được dùng phổ biến nhất. Khi đổ xăng, người mua cần quan sát kỹ cử chỉ tay bấm cò của nhân viên bán hàng và để ý đồng hồ hiển thị số tiền, số lít xăng đổ được trên đồng hồ khi người bán rút vòi ra khỏi bình xăng.
Cách đổ xăng tốt nhất để tiết kiệm tiền và tốt cho xe
Từ những chiêu trò gạt tiền khách hàng của người bán xăng, mỗi người cần tự rút ra những kinh nghiệm đổ xăng để không bị mất tiền oan như vậy. Hơn nữa, đổ xăng vào thời điểm nào để tốt cho xe của mình cũng là vấn đề đau đầu mà nhiều người đang cần giải đáp.
1. Không nên đổ đầy xăng khi không thường xuyên chạy
Vì xăng dầu để lâu cũng bị biến chất nên trong trường hợp ít sử dụng, chúng ta chỉ nên để duy trì một lượng xăng nhỏ trong bình chứ không nên đổ đầy.
2. Đổ xăng trước khi chạy đường dài
Khi đổ xăng trước khi đi đường dài, động cơ xe sẽ không phải làm việc với lượng xăng cặn còn lại cũng giúp chúng hoạt động tốt hơn.
3. Chỉ nên đổ nửa bình xăng khi chạy trong phố
Với điều kiện giao thông đông đúc, tắc nghẽn trong thành phố, tài xế không nên đổ đầy bình xăng vì sẽ tạo thêm gánh nặng cho động cơ. Chiếc xe của bạn vừa phải hoạt động áp lực với giao thông chật chội vừa kết hợp với trọng tải nặng hơn sẽ khiến nhiên liệu tiêu hao nhanh hơn.
4. Không nên đổ xăng tại trạm xăng vừa mới được nạp thêm xăng dầu
Khi đến trạm xăng nào vừa có xe chở xăng dầu đổ ở ngoài thì bạn nên kiếm cây khác để đổ. Vì khi bồn chứa mới được nạp thêm xăng vào sẽ khiến các tạp chất đọng dưới đáy cuộn lên. Việc đổ xăng ngay sau đó sẽ khiến các tạp chất có cơ hội được đổ vào bình xăng xe của bạn, gây ra các lớp cặn đọng lại trong bình xăng.
5.Mua xăng theo cánh taxi
Các bác tài xế taxi, xe tải thường phải di chuyển nhiều nên họ sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc đổ xăng, quán nào đổ đúng và quán nào gian lận nhiều. Vì đổ số lượng lớn mà lại đổ những cửa hàng gian lận sẽ khiến họ tổn thất nên chắc chắn đổ theo họ sẽ giúp bạn tiết kiệm được ít tiền.
6.Tự đong đo xăng
Cách này có vẻ hơi bất tiện nhưng lại có hiệu quả nhất để bạn có thể mua được lượng xăng đúng, đủ với số tiền đã bỏ ra. Bạn có thể đong bằng chai, cân trước khi đổ xăng vào bình.
7.Tránh bay hơi
Ngay khi đổ xăng xong, chủ xe cần nhanh tay vặn chặt nắp bình xăng và đậu xe ở những nơi có bóng râm. Hành động này tuy nhỏ nhưng có thể giúp bạn tiết kiệm được một lượng xăng đáng kể.
8.Kiểm tra chất lượng xăng
Trước khi đổ xăng vào bình, người mua có thể yêu cầu nhân viên bán hàng nhỏ vài giọt xăng lên đầu ngón tay để kiểm tra. Nếu thấy xăng nhờn nhờn và bám dính thì chắc chắn xăng đã bị pha dầu. Ngoài ra, để biết xăng có bị pha dầu hay không còn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ vài giọt lên giấy trắng rồi để bay hơi. Nếu thấy cặn bẩn còn đọng lại chứng tỏ cây xăng này đã pha thêm dầu. Điều này không những khiến bạn bị ăn chặn tiền mà chất lượng xăng không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến động cơ xe của khách.
9.So sánh giữa các lần mua
Đoạn đường từ nhà đến chỗ làm và ngược lại sẽ luôn cố định, bạn có thể đổ một lượng xăng nhất định và kiểm tra đi được bao lâu. Hãy thử như vậy với vài cây xăng tiện đường để tìm ra cây uy tín nhất để đổ ở đó thường xuyên.
10.Tẩy chay những cây xăng gian lận
Cuối cùng là khi phát hiện ra những cây xăng thường xuyên gian lận bạn nên tẩy chay và không mua hàng ở đó nữa, tránh bị họ “moi tiền”. Thậm chí, nếu có bằng chứng cụ thể rõ ràng, người tiêu dùng hoàn toàn có thể báo cơ quan công an để chống lại hành vi lừa đảo này.
Cuối cùng, những lưu ý khi đổ xăng để không bị nhân viên bán hàng che mắt là điều mà khách hàng cần phải ghi nhớ.