1.Quy định về chạy xe khi có tín hiệu đèn vàng
Đèn tín hiệu giao thông gồm 3 màu đèn xanh, đèn đỏ và đèn vàng. Quy tắc đi về đèn xanh và đèn đỏ rất dễ là được đi và dừng lại. Đèn vàng trước kia cũng cho phép tài xế có thể đi tiếp đến khi hết đèn nhưng từ đầu năm 2018 đến nay, tại khoản 3 Điều 10 Luật giao thông mới đã thay đổi quy tắc của đèn vàng yêu cầu lái xe phải dừng xe trước vạch, trừ trường hợp trước khi đèn vàng hiện đã đi quá vạch thì được phép đi tiếp.
Theo đó, nếu người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định trên sẽ bị phạt tiền từ 1,2 – 2 triệu đồng.
2.Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi
Tại điều 14 của Luật giao thông đường bộ quy định, xe ô tô phía sau muốn xin vượt xe trước phải có tín hiệu báo bằng còi hoặc đèn. Riêng khung giờ từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau trong đoạn đường đô thị và khu đông dân cư sẽ không xin đường bằng còi mà chỉ được dùng tín hiệu đèn.
Quy tắc vượt xe cũng phải đảm bảo vượt đúng cách từ bên trái, chỉ trừ trường hợp xe phía trước đang rẻ trái hoặc có tín hiệu rẽ trái, xe điện đang chạy giữa đường hoặc xe chuyên dùng đang làm việc trên đường khiến tài xế không thể vượt từ phía bên tay trái.
3.Những điểm ô tô không được lùi xe
Tại Điều 16 đã quy định rất rõ, tất cả các loại xe sẽ không được lùi tại 7 địa điểm cụ thể như sau:
4.Xe ô tô không được dừng, đỗ cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét
Theo điều 19 của Luật giao thông đường bộ, các loại xe ô tô phải dừng, đỗ sát vào lề đường phái bên tay phải theo chiều hướng đi của mình. Hơn nữa, xe phải đỗ sát vào lề được được cách quá 0,25 mét. Đối với những đoạn đường phố hẹp mà phải dừng xe, tài xế chỉ được phép đỗ cách xe bên làn đường đối diện tổi thiểu 20 mét.
Ngoài ra, với những vị trí đường có chứa miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường dây điện thoại, điện cao thế và chỗ dành cho xe chữa cháy lấy nước, đường dành cho xe điện thì xe ô tô tuyệt đối không được phép đỗ.
5.Xe ô tô chữa cháy được đi trước
Hiện nay, xe ưu tiên được đi trước đã được thay đổi tại Điều 22 là danh cho xe chữa cháy. Sau đó các xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; xe cứu thương đang làm nhiệm vụ mới được ưu tiên tiếp theo. Ưu tiên sau cùng là xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai và xe chở tang. Khi thấy có tín hiệu báo xe ưu tiên, các phương tiện khác sẽ phải giảm tốc độ, dừng lại và tấp vào lề đường để nhường cho xe ưu tiên đi trước.
6.Độ tuổi được phép lái xe ô tô
Theo luật mới, tại Điều 60 quy định công dân có độ tuổi đủ 18 trở lên đến 55 tuổi sẽ được lái xe ô tô theo quy định riêng.
7.Nhận diện hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Khi tham gia giao thông, lái xe ngoài việc phải chú ý các đèn tín hiệu giao thông còn phải chú ý đến cả hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Tại khoản 2 Điều 10 Luật giao thông có quy định về ý nghĩa các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
8.Nhận diện biển báo hiệu đường bộ
Ngoài các tín hiệu trên, tại một số đoạn đường tài xế sẽ nhìn thấy các tấm biến báo hình tròn, hình tam giác,… với các quy định khác nhau. Cụ thể:
9.Tốc độ cho phép của xe ô tô
Dù chạy xe ô tô trên cao tốc hay chạy trong thành phố,…thì các tài xế xe ô tô vẫn phải thực hiện đúng theo luật giao thông đường bộ như sau:
Trong khu vực đông dân cư có đoạn đường đôi, tốc độ tối đa cho phép của xe ô tô là 60 km/h và 50 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách, đường một chiều có một làn.
Còn nếu chạy xe ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép đối với xe ô tô con và xe dưới 30 chỗ ngồi là 90 km/h. Còn xe trên 30 chỗ ngồi đi ở đường đôi là 80 km/h và đường hai chiều không có dải phân cách giữa được chạy 80 km/h và 70 km/h đối với đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
10. Khoảng cách an toàn giữa các xe
Khi lái xe dù ở bất cứ điều kiện nào, tài xế xe ô tô cũng phải đảm bảo giữ được khoảng cách an toàn giữa các xe để tránh các trường hợp không may xảy ra cũng như thực hiện đúng quy định Luật giao thông. Theo Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, xe ô tô phải giữ khoảng cách giữa các xe cụ thể với:
Nếu điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách tối thiểu là 35 mét cho xe chạy với vận tốc dưới 60 km/h, 55 mét nếu chạy 80 km/h và tăng lên 70 mét khi chạy 100 km/h và 100 mét nếu chạy tới tốc độ 120 km/h.
Ngoài ra còn phải tùy thuộc vào điều kiện thực tế nếu trời mưa, sương mù hay mặt đường trơn trượt, quanh co đèo dốc thì tài xế phải tự điều chỉnh khoảng cách an toàn theo biển báo trên đường.
12. Người ngồi ghế sau ô tô không thắt dây an toàn bị phạt đến 200.000 đồng
Trong khi quy định trước kia chỉ yêu cầu người lái xe và người ngồi hàng ghế trước mới cần thắt dây an toàn thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã yêu cầu người ngồi ở tất cả các vị trí đều phải thắt dây an toàn khi xe đang chạy. Nếu bất kỳ trường hợp nào vi phạm đều sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng đã được quy định rõ tại điểm k, l, khoản 1 Điều 5 của Nghị định 46/2016 NĐ-CP.
13. Thay đổi chiều lưu thông tuyến phố Phương Liệt
Đây là quy định mới về việc tổ chức giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 25/9/2018, Sở GTVT Hà Nội đã bắt đầu phân luồng giao thông đối với phương tiện xe ô tô chỉ được phép đi một chiều hướng từ Trường Chinh đi hồ Phương Liệu. Còn hướng đi ngược lại sẽ không được lưu thông trong khung giờ cao điểm với các buổi sáng (6h – 9h), chiều (16h30-19h30).
Như vậy, qua những thông tin về pháp luật xe ô tô 2018 mà Oto.com.vn gửi đến bạn đọc, chắc hẳn ai cũng có thể tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích để lái xe đúng luật giao thông đường bộ.