Từ ngày 1/7/2020 vừa qua, Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của biển báo hiệu đường bộ chính thức có hiệu lực đã khiến không ít tài xế băn khoăn thế nào là vượt phải hay vượt phải bị xử phạt có gì khác biệt so với trước đây không?

an toàn giao thông, luật giao thông, Nghị định 100, Luật giao thông 2020, Lỗi vượt phải, Vượt phải bị phạt thế nào

Đầu tiên hãy cùng làm rõ Lỗi vượt phải là gì?. Theo quy chuẩn 41/2016 quy định, Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.





Hiểu một cách đơn giản, hành vi “vượt phải” chỉ được xác định là lỗi khi diễn ra trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Ngược lại, đối với đường cao tốc hay đường quốc lộ có hai làn xe trở lên mỗi chiều thì hành vi vượt này không được coi là vi phạm lỗi “Vượt phải”.

Tuy nhiên, Quy chuẩn QCVN 41/2019/BGTVT mới có hiệu lực đã xoá bỏ khái nhiệm này. Cụ thể, các phương tiện tham gia giao thông khi vượt, tất cả các xe đều bắt buộc phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.


– Khi xe điện đang chạy giữa đường.

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Theo tìm hiểu, mặc dù Quy chuẩn QCVN 41/2019/BGTVT không quy định rõ thế nào là “Vượt phải” như trước đây nhưng Nghị định 100 sau khi ra đời lại xác định rõ ràng việc xử phạt xung quanh hành vi về này.

Cụ thể, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

– Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.


Như vậy, theo quy định ở trên, không xử phạt hành vi vượt xe trong trường hợp đáp ứng các điều kiện sau:

– Đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều.

– Các làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường.

– Xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Hoàng Vũ (Tuoitrethudo)

Ảnh: ANTĐ


TIN LIÊN QUAN

Mức phạt đối với các phương tiện dừng chờ đèn đỏ sai vị trí để tránh nắng

Trong những ngày hè nhiệt độ cao, khi di chuyển trên đường nếu người lái xe chọn nơi có bóng râm tránh nắng thay vì dừng đỗ đúng quy định ngay sau vạch kẻ đường nơi đặt đèn tín hiệu giao thông có thể đối diện với mức phạt 1 triệu đồng.

Xem chi tiết: Mức phạt đối với các phương tiện dừng chờ đèn đỏ sai vị trí để tránh nắng

Không niêm yết thông tin trên xe ôtô tải, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng

Không niêm yết thông tin xe ôtô tải là một trường hợp vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Không niêm yết thông tin trên xe ôtô tải, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Xe ô tô sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải nếu không đổi biển số nền vàng trước ngày 31/12/2021 sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 2 - 8 triệu VNĐ.

Xem chi tiết: Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Không có bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu năm 2021?

Bảo hiểm xe máy là giấy tờ bắt buộc phải mang khi bạn tham gia giao thông. Vậy mức phạt của việc không có hoặc quên mang bảo hiểm xe là bao nhiêu?

Xem chi tiết: Không có bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu năm 2021?

Nắm rõ mức phạt khi mắc lỗi không có bảo hiểm xe máy

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, một trong những điều kiện để người lái môtô, xe máy được tham gia giao thông là phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Vậy nếu không có bảo hiểm này thì người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?

Xem chi tiết: Nắm rõ mức phạt khi mắc lỗi không có bảo hiểm xe máy

Dây an toàn trên xe ô tô hoạt động như thế nào?

Dây an toàn hiện đại không chỉ cố định vị trí ngồi trên xe cho bạn, mà chúng còn khéo léo cho phép di chuyển đủ để giảm thiểu chấn thương. Trong video này, chúng ta sẽ không chỉ tìm hiểu hoạt động của dây an toàn, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao các cơ chế thắt dây an toàn hiện đại được thiết kế theo cách của chúng.

Xem chi tiết: Dây an toàn trên xe ô tô hoạt động như thế nào?

Mức xử phạt vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau

Dưới đây là chi tiết quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau và mức xử phạt nếu vi phạm.

Xem chi tiết: Mức xử phạt vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau

Mất hồ sơ gốc có đổi được giấy phép lái xe?

Nhu cầu xin cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) nhưng không có hồ sơ gốc đang được nhiều người quan tâm.

Xem chi tiết: Mất hồ sơ gốc có đổi được giấy phép lái xe?

Các HEAD Honda xuất sắc nhất trong hoạt động đào tạo LXAT quý I/2021

Những lỗi vi phạm nào sẽ bị tạm giữ ôtô?

Những lỗi giao thông thường mắc phải khi lái xe trong thành phố

Clip: Xe bán tải để trẻ em ngồi trong thùng rồi phi như bay trên quốc lộ bất chấp nguy hiểm

Giấy phép lái xe được cấp tối đa mấy lần?

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Năm 2021, chạy xe lạng lách, đánh võng sẽ bị tước Giấy phép lái xe

Trao giải cuộc thi ‘ATGT cho nụ cười ngày mai’ năm học 2020-2021

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất