Hiện nay, trên đường hai chiều ở Việt Nam có rất nhiều vạch kẻ đường màu vàng và màu trắng. Nếu không may đè vào vạch này, các bác tài sẽ bị tuýt còi với mức phạt khác nhau.
Vạch kẻ đường liền 2 chiều là gì?
Theo Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển ô tô phải đi đúng làn đường và phần đường theo quy định. Đồng thời, chấp hành tín hiệu, chỉ dẫn của hệ thống giao thông đường bộ.
Vạch kẻ đường nằm trong hệ thống báo hiệu của đường bộ chỉ sự phân chia làn đường hướng đi hay vị trí dừng lại. Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người điều khiển xe phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch kẻ đường.
Theo quy định hiện tại, vạch liền tại đường hai chiều sẽ có nhiệm vụ phân chia làn đường, giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện chú ý không được phép đề lên các loại vạch kẻ đường này.
Phân biệt các lỗi đè vạch đường 2 chiều
1. Vạch 1.1: Vạch vàng nét liền đơn
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch vàng đơn, nét liền.
Vạch 1.2 là vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.
2. Vạch 1.3: Vạch vàng nét liền đôi
Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch vàng nét liền đôi.
– Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
– Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.
3. Vạch 1.4: Vạch kết hợp nét liền và nét đứt
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch kết hợp nét liền, nét đứt.
– Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Trường hợp chỉ có một làn xe bên phía tiếp giáp với vạch liền nét, bề rộng của làn đường này phải đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.
Lỗi đè vạch đường 2 chiều bị phạt bao nhiêu từ năm 2020?
Theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ghi rõ: Phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng với lỗi đi đè vạch liền và bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với lỗi đi sai làn đường quy định. Trong lỗi đè vạch thì bạn vẫn đi đúng phần đường của mình nhưng có chèn bánh xe lên vạch kẻ đường, trong lỗi đi sai làn thì xe của bạn đã đi sang làn không dành cho phương tiện của bạn. Ngoài ra, nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
(Nguồn ảnh: Internet)