Sau khi có nhiều vụ sát hại, cướp tài sản đối với tài xế lái taxi, một số người đã làm thêm khung bảo vệ xung quanh chỗ người lái để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc thêm kết cấu như vậy liệu có đúng với pháp luật hay không?

Lắp khung cứng bảo vệ trên xe đang phổ biến tại nhiều quốc gia

Theo ghi nhận của Oto.com.vn, tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều rất phổ biến về việc lắp thêm khung cứng bảo vệ tài xế. Việc làm này nhằm mục đích tạo khoảng cách giữa hành khách và người lái, ngăn chặn tình trạng trấn lột, cưới tài sản và sát hại tài xế xe taxi.

Lắp khung cứng trên xe để bảo vệ tài xế có bị xử phạt?

Lắp thêm khung cứng bảo vệ trong xe có bị xử phạt?





Điển hình như Úc, Hàn Quốc, tài xế taxi được chính quyền nước này cho phép gắn khung bằng mi-ca trong suốt, có thể để lỗ hở nhỏ giúp cho giao tiếp thuận tiện hơn. Ở Trung Quốc thì được làm khung bảo vệ bằng kim loại như inox, lưới mắt cáo, thép…để tạo sự chắc chắn.

Tại thành phố New York (Mỹ), cơ quan lãnh đạo còn tài trợ toàn bộ chi phí làm khung cứng bảo vệ để phòng ngừa tệ nạn cướp trên taxi. Còn ở Thái Lan, tài xế không những được phép gắn thêm khung bảo vệ mà còn phải gắn thêm camera và GPS để cảnh sát có thể giám sát an ninh, đồng thời dễ dàng hơn trong công tác điều tra khi không may xảy ra tệ nạn. 

Lắp khung cứng trên xe để bảo vệ tài xế có bị xử phạt?

Còn ở Việt Nam, tình trạng cướp giật, khủng bố, sát hại tính mạng tài xế xe taxi cũng xảy ra nhiều vụ. Mới đây cũng có một số tài xế đã tự trang bị cho mình thêm tấm khung bảo vệ khoang ngồi của mình, giữ khoảng cách với khách hàng ngồi phía sau để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, những thiết bị này không nằm trong thiết kế, sản xuất xe của nhà sản xuất. Vậy điều này có bị vi phạm luật và bị Cục Đăng kiểm từ chối đăng kiểm hay không?

Chủ xe tự lắp khung cứng bảo vệ trong xe có bị phạt?


Không thể phủ nhận việc tạo thêm khung cứng trong xe sẽ mang lại tác dụng rất lớn đối với vấn đề an toàn của người lái xe. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật tại nước ta hiện nay thì các phương tiện thay đổi kết cấu (thùng hàng, kích thước), tác động vào hệ thống phanh và hệ thống điện của xe thì sẽ bị Cục Đăng kiểm từ chối đăng kiểm.

Lắp khung cứng trên xe để bảo vệ tài xế có bị xử phạt?

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, việc lắp khoang chắn bảo vệ tài xế taxi có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh cho người lái, ngăn ngừa tệ nạn xảy ra nên sẽ được nghiên cứu thêm. 

Bên cạnh đó, nội thất của xe xuất hiện thêm khung bảo vệ cứng cũng không làm thay đổi kết cấu, hình dáng, cách bố trí hay nguyên lý làm việc của xe. Thông số và đặc tính kỹ thuật của xe vẫn được giữ nguyên với 7 hệ thống hay 4 tổng thành gồm:

7 hệ thống: truyền lực, chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện.

4 tổng thành là: khung, buồng lái (thân xe hoặc thùng xe), khoang chở khách, thiết bị chuyên dùng lắp trên xe.


Điều này cho thấy, việc lắp thêm khung cứng ở khoang người lái không vi phạm vào các điều luật như cải tạo, thay đổi kích thước xe, (như các trường hợp lắp thêm cản trước/sau…), thay đổi hình dáng xe hay lắp thêm các thiết bị hỗ trợ (đèn, còi…) hay không đúng với thiết kế của nhà sản xuất mà đã đăng ký với cơ quản đăng kiểm.

Do đó, tài xế điều khiển xe có lắp thêm khung cứng bảo vệ người lái sẽ không bị CSGT xử phạt khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, khi quyết định lắp thêm khung cứng thì chủ xe cần cân nhắc kỹ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các chi tiết của xe và sự an toàn cho bản thân.

Những lưu ý quan trọng trước khi lắp khung cứng bảo vệ tài xế

Lắp khung cứng trên xe để bảo vệ tài xế có bị xử phạt?

Cụ thể, sự xuất hiện của khung cứng mới không được gây ảnh hưởng đến việc lái xe như đánh lái, đạp phanh, điều khiền các phím chức năng,…đặc biệt là tầm nhìn của người lái không bị cản trở.

Kết cấu thân xe phải đảm bảo không có sự thay đổi nào như cắt, khoan, thay đổi vị trí của ghế lái,…vì kết cấu thân xe đã được nhà sản xuất tính toán kỹ đối với vấn đề chịu lực, tán lực khi có va chạm xảy ra. Nếu có sự tác động nào khác vào phần thân sẽ khiến khả năng chịu lực của xe bị giảm, tăng nguy cơ tai nạn nguy hiểm cho hành khách trong xe.

Lắp khung cứng trên xe để bảo vệ tài xế có bị xử phạt?

Tuy là khung bảo vệ nhưng không thể bỏ qua những nguy hiểm tiềm ẩn mà nó có thể mang lại cho chính bạn. Nếu không may xảy ra tai nạn có thể sẽ khó khăn khi giải cứu người bị nạn trong xe, nhất là trường hợp xe rơi xuống sông, hồ,…cần phải đưa người ra khỏi khoang lái để cấp cứu. Thậm chí, các mảnh vỡ của tấm mi-ca chắn, sắt, thép,…có thể sẽ đâm vào người khi tai nạn khiến bạn bị thương nặng hơn.

Hơn nữa, trước khi lắp thêm khung bảo vệ, bạn cũng nên tham khảo với bên bảo hiểm, nếu như vậy thì bạn có bị mất đi quyền lợi hay vi phạm quy ước nào với bên bảo hiểm hay không?

Nói chung, có nhiều cách để chúng ta tự bảo vệ mình khỏi các trường hợp không may khi lái xe nhưng cần cân nhắc kỹ sao cho phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể gắn camera bên trong xe, có thêm GPS để bảo vệ mình như các tài xế ở Thái Lan.

(Nguồn ảnh: Topcarvn.com)


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất