Tổng quan các loại dầu nhớt
Trên thị trường hiện nay có 3 nhóm dầu bôi trơn chính, được phân chia lần lượt từ thấp cấp đến cao cấp bao gồm, dầu gốc khoáng, dầu gốc bán tổng hợp và dầu gốc tổng hợp. Nhóm dầu gốc khoáng là loại thấp cấp nhất có giá thành tương đối rẻ (dưới 100.000 đồng). Tuy nhiên loại này có thời gian sử dụng ngắn chỉ khoảng 1000-1500 km.
Tiếp theo là nhóm dầu gốc bán tổng hợp, loại này có giá thành ở mức trung bình khoảng 100 – 200.000 đồng. Về cấu tạo, dầu gốc bán tổng hợp được bổ sung một số phụ gia để tăng tính bôi trơn của dầu và tăng thời gian sử dụng lên khoảng 1500 – 2500 km.
Cuối cùng là nhóm dầu gốc tổng hợp, loại này được chế tạo từ dầu gốc cao cấp và bổ sung thêm nhiều phụ gia, mang lại khả năng bôi trơn tối ưu. Tuy nhiên, loại này có giá thành khá cao khoảng 300.000 – 400.000 đồng, nhưng bù lại thời gian sử dụng của nó cũng tăng lên khoảng 4000 – 5000 km.
Video hướng dẫn:
Cách phân biệt nhớt xe tay ga và xe số
Xe tay ga, xe số và xe ô tô có các đặc tính kỹ thuật khác nhau nên không thể dùng chung dầu bôi trơn. Do đó ta không nên nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt các loại này ta cần lưu ý đến các chỉ số JASO. Đối với nhớt dành cho xe tay ga, bên ngoài vỏ thường không có các chỉ số về JASO hoặc là JASO MB. Đối với xe số, nhà sản xuất thường ký hiệu là JASO MA, còn với xe 2 thì là JASO FC.
Chỉ số JASO MA2 dành cho xe số
Không có chỉ số JASO hoặc JASO MB là loại nhớt dành cho xe tay ga
Ngoài ra, xe ô tô và xe tay ga có các đặc tính giống nhau và có thể sử dụng chung dầu bôi trơn. Tuy nhiên, nhớt xe tay ga và xe ô tô không thể dùng cho xe số, nhưng nhớt xe số vẫn có thể sử dụng cho xe tay ga. Dù vậy nhưng ta nên chọn đúng loại nhớt theo khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru.
Các chỉ số về độ đặc, loãng của nhớt
Độ nhớt của xe được phân ra làm 2 loại, đơn cấp và đa cấp.
Với đơn cấp, trên bình nhớt thường có ký hiệu SAE 40, SAE 50. Loại này chỉ đảm bảo hoạt động tốt ở nhiệt độ cao, còn khi nhiệt độ xuống thấp (khi động cơ chưa hoạt động), dầu sẽ đặc lại gây khó khăn cho việc khởi động và lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.
Đối với dầu đa cấp sẽ có các ký hiệu như SAE 10W-30 ; 15W-40 và 20W-50. Chữ W được cho là viết tắt của “Winter – mùa đông” chỉ khả năng khởi động khi trời lạnh. Nhớt đa cấp vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm nhớt không quá đặc ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.
Chỉ số đứng trước “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà dầu đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó nhưng ở nhiệt độ âm. Chẳng hạn dầu 20W-50 khởi động tốt ở -10 độC. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -20 độ C.
Chỉ số đứng sau chữ W biểu thị độ nhớt của xe chẳng hạn như 30, 40, 50… số càng lớn thì càng đặc và ngược lại.
Trên các tài liệu sử dụng xe, thường sẽ có các chỉ số này để người sử dụng có thể lựa chọn nhớt đúng với thông số kỹ thuật. Tùy từng nhà sản xuất sẽ có yêu cầu về độ đặc, loãng của nhớt khác nhau. Đối với hãng Honda thường yêu cầu cấp nhớt (độ đặc) khoảng 30 và hãng Yamaha khoảng 40…
Theo đó, nếu thường xuyên đi trong thành phố, ta nên sử dụng cấp nhớt đúng với nhà sản xuất yêu cầu. Nếu thường xuyên đi với quãng đường dài ta nên chọn nhớt đặc hơn khoảng 1 cấp để khi động cơ nóng lên vẫn đảm bảo khả năng bôi trơn của dầu nhớt. chẳng hạn như
Đối với xe cũ đã sử dụng với thời gian dài khoảng 50.000 – 60.000 km, lúc này động cơ đã hao mòn đáng kể, các khe hở giữa Pit-tong và xi-lanh khá lớn. Để tăng hiệu năng của động cơ, ta nên chọn loại nhớt có độ đặc cao hơn 1 cấp so với lúc ban đầu.