Lái xe đường đèo luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nhất là vào ban đêm khi tầm nhìn hạn chế hơn rất nhiều.
Có những kỹ năng hữu ích, luôn làm chủ tay lái của chính mình giúp người lái có thể bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như những người khác trong một hành trình dài. Với địa hình ¾ là đồi núi như ở nước ta những cung đường đèo xuất hiện khá nhiều, đòi hỏi mỗi lái xe cần có tay lái vững chắc mới có được quá trình sử dụng phương tiện hữu ích như ô tô hiệu quả và an toàn nhất.
Trên thực tế, các vụ tai nạn xuất hiện khi phương tiện lưu thông trên các đoạn đường đèo khá nhiều, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để giảm thiểu những thương vong không mong muốn, việc cùng nhau trau dồi thêm kinh nghiệm, có những kiến thức hữu ích để lái xe an toàn, đặc biệt khi di chuyển ở đường đèo vào ban đêm là cách bảo vệ bản thân và những người khác hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm leo đèo và đổ đèo an toàn đối với xe số sàn
Leo đèo từ một vị trí đứng yên
Kinh nghiệm này được đánh giá là bài đề-pa cơ bản và quan trọng bất kỳ lái xe nào cũng cần hiểu và nắm bắt rõ ràng. Để có thể qua được kỳ thi sát hạch lái xe thì đây là kỹ năng cơ bản nhất không thể bỏ qua. Để thực hiện theo kỹ năng này vô cùng đơn giản, dễ dàng thực hiện. Để leo đèo từ một vị trí đứng yên, nên giữ chặt chân phanh và chân côn, thực hiện vào số 1, tiếp tục giữ chân phanh sau đó nhả dần chân côn một cách từ từ và xác định rằng xe đã bám côn. Khi xe bám côn chúng ta nhả dần chân phanh, thực hiện thao tác đệ ga và nhả dần chân côn.
Việc nhả chân côn bằng chân trái của lái xe cần được thực hiện từ từ, chậm rãi và khi nhả chân ga chúng ta cũng cần thực hiện từ tốn như vậy. Khi thực hiện các thao tác này có thể khiến chiếc xe số sàn hơi lùi về phía sau một chút, tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hề nguy hiểm bởi xe sẽ ngay lập tức tiến về phía trước theo sự điều khiển của người lái.
Sử dụng xe số sàn khi leo đèo tùy thuộc vào độ dốc thực tế của đèo mà việc sử dụng tốc độ cho động có có những khác biệt. Tuy nhiên, mức độ giao động cơ bản trong khoảng từ 2.000 – 3.000 vòng/phút giúp quá trình leo đèo của xe diễn ra thành công. Chúng ta có thể lưu ý rằng đối với dạng dốc thẳng đứng tốc độ động cơ cần đạt khoảng 3.000 vòng/phút giúp phương tiện dễ dàng khi khởi động, khi lên tới vị trí đỉnh đèo có thể chuyển sang chế độ số 2 hoặc số 3 tùy thuộc vào từng cung đường để có thể di chuyển an toàn nhất.
Leo đèo khi xe đang chạy
Trái ngược với tình huống kể trên, khi điều khiển xe số sàn leo đèo khi xe đang chạy lại có những kỹ năng riêng, những thao tác cơ bản khác biệt mỗi lái xe cần thực hiện. Trước tiên, việc để mắt tới độ dốc của đèo chuẩn bị đi qua là điều cần chú ý nếu muốn phương tiện có thể di chuyển leo đèo chuẩn xác và an toàn nhất.
Các thao tác cần thực hiện khi tiến hành leo đèo lúc xe đang chạy là việc giữ chặt chân côn, về một số trước khi leo đèo trong trường hợp độ dốc của đèo ở mức độ vừa phải. Duy trì tốc độ của động cơ ở mức từ 5.000 – 7.000 vòng/phút là vừa phải để phương tiện bạn sử dụng có công suát cao hơn, đảm bảo việc leo đèo diễn ra thành công. Thực hiện nhấn ga và xuống số thêm một lần nữa khi ở mức độ đèo dốc hơn và duy trì tốc độ động cơ đạt tiêu chuẩn trong suốt quãng đường leo dốc.
Đổ đèo
Một nguyên tắc quan trọng lái xe cần nhớ là việc hạn chế sử dụng phanh khi đổ đèo ở những cung đường núi dài nhằm tránh cho xe gia tăng nhiệt độ ở hệ thống phanh xe. Quá lạm dụng phanh khi đổ đèo vô tình khiến nguy cơ phanh mất tác dụng dễ dàng hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của con người khi sử dụng phương tiện hiện đại như ô tô.
Việc nhận biết tình trạng phanh có nhiệt độ quá cao có thể thông qua mùi khét, xuất hiện khói bốc ra ở vị trí gần bánh xe,… và lái xe cần có phương hướng xử lý kịp thời và an toàn nhất. Ngoài ra, kỹ năng phân biệt, xác định âm thanh của động cơ mỗi khi lái xe cũng cần được chú ý. Việc nghe động cơ, nắm bắt được vòng tua máy là kỹ thuật, kinh nghiệm hữu ích giúp quá trình đổ đèo bằng xe số sàn diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.
Theo đó, khi thực hiện đổ đèo lái xe cần chú ý thực hiện thao tác chuyển số thấp để xe hoạt đọng chậm hơn, đảm bảo quan sát vòng tua động cơ chuẩn xác để kiểm soát tình hình tốt nhất. Duy trì khả năng hoạt động của động cơ ở điều kiện lái thông thường, chuyển xuống số một trong tình huống tốc độ xe nhanh hơn mức chúng ta mong muốn để việc kiểm soát trở nên dễ dàng hơn. Mỗi lái xe cần nhớ việc giảm tốc độ mỗi khi xe ôm cua cần đảm bảo thực hiện việc chuyển số thấp hơn, hay việc nhấn chân ga giúp tăng vòng tua cho động cơ và đồng thời thả côn. Ngoài ra, việc tiến hành nhấn phanh giúp đưa xe về vận tốc thấp khi ôm cua cũng cần mỗi lái xe nắm bắt rõ ràng.
Và lời khuyên quý báu cho mỗi lái xe khi lái xe đường đèo là việc leo đèo sử dụng số nào thì khi xuống đèo cũng nên sử dụng đúng số đó nhằm duy trì độ an toàn lý tưởng. Song việc sử dụng chế độ số nào khi đổ đèo cũng cần có sự điều chỉnh, thay đổi một cách linh hoạt mới đem lại độ an toàn lý tưởng, khả năng chủ động trong mọi tình huống.
Sẵn sàng chuyển số thường xuyên hơn so với bình thường là yêu cầu bắt buộc với lái xe khi lưu thông trên đường đèo. Điều chỉnh số của xe liên tục, phù hợp để việc di chuyển trên những cung đường khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này trở nên an toàn hơn. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi thường xuyên hệ thống phanh xe, dừng lại đúng lúc nếu có dấu hiệu nhiệt độ phanh tăng cao để kiểm soát tình hình tốt nhất.
Kinh nghiệm leo đèo và đổ đèo an toàn đối với xe số tự động
Leo đèo
Khá nhiều người cho rằng khi sử dụng xe số tự động nghĩa là chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề điều chỉnh số khi leo đèo hay đổ đèo. Song thực tế dù là dòng ô tô xe số tự động thì việc chủ động có những kiến thức, những kỹ năng cần thiết cũng không thể thiếu. Và khi leo đèo đòi hỏi phải có công suất lớn hơn, việc biết cách tăng sức mạnh cho xe là yêu cầu quan trọng nếu chúng ta muốn có được quá trình lái xe an toàn và hiệu quả.
Nếu như với xe số sàn chỉ cần chuyển số là mọi chuyện được giải quyết thì đối với xe số tự động mọi chuyện hoàn toàn khác. Khi leo đèo có thể sử dụng số 3, ngay sau đó tiến hành tăng tốc càng nhanh càng tốt, đảm bảo chuyển số 2 ngay khi thấy tốc độ xe giảm dần và nhấn ga đồng thời. Trong hoàn cảnh này, cảm giác như động cơ xe của bạn muốn nổ tung, chịu một áp lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, điều đó là không đáng lo ngại bởi chỉ khi động cơ hoạt động như vậy mới giúp quá trình leo đèo diễn ra suôn sẻ. Việc lái xe khi leo đèo với xe số tự động vẫn cần có những điều chỉnh, thay đổi linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh.
Đổ đèo
Khi đổ đèo bằng xe số tự động, sử dụng phanh để giảm tốc độ là chưa đủ. Trong hoàn cảnh đổ đèo sử dụng hoàn toàn bằng phanh xe để giảm tốc vừa không đảm bảo an toàn lại khiến phanh nhanh chóng bị mòn, mất đi tác dụng cần thiết. Bởi thế, khi đổ đèo bằng xe số tự động cần chuyển sang chế độ bán tự động, giúp lái xe có sự chủ động để sử dụng xe tốt nhất.
Đầu tiên là bỏ chân khỏi chân ga khi lên tới đỉnh đèo, tắt hệ thống điều khiển hành trình nếu có, nhả phanh một cách từ từ và cẩn trọng. Khi phương tiện đang di chuyển chậm lái xe hãy chuyển từ số tự động xuống số thấp hơn, cũng có thể chuyển xuống số 2 để việc phanh động cơ và giảm tốc độ cho xe hiệu quả. Đối với xe đang chạy ở tốc độ cao hơn 50km/h hãy giảm số, nhấn phanh từ từ để giảm tốc giúp việc kiểm soát tay lái của chính mình trở nên chủ động.
Tiến hành nhấn thả phanh một cách từ từ nhằm đưa động cơ về mức tốc độ phù hợp như mình mong muốn. Việc chuyển hộp số về chế độ tự động hoàn toàn chỉ được thực hiện khi xe đã đổ đèo thành công. Đảm bảo được các yếu tố đó mới giúp mỗi lái xe có được những nẻo đường an toàn và nhanh chóng. Việc đổ đèo bằng xe ô tô số tự động cần chú ý rằng hệ thống phanh ở điều kiện tốt nhất trước khi đổ đèo. Khi đường đông việc đổ đèo cần duy trì mức tốc độ thấp, không chuyển xe sang chế độ Neutral, không chuyển hộp số sang chế độ Park nếu không muốn làm hỏng hộp số.
*Một vài lưu ý khác khi lái xe đường đèo ban đêm
Bên cạnh những kỹ năng cơ bản trên, người lái cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Lái xe ban đêm nên kiểm tra hệ thống đèn cẩn thận, có thể sử dụng thêm đề can vàng cho ½ đèn.
- Đảm bảo phương tiện bạn sử dụng có đầy đủ xăng cho cung đường mình di chuyển, hay ít nhất là thoải mái xăng cho tới khi tới được trạm xăng tiếp theo.
- Khi đi đường đèo, đặc biệt là vào ban đêm nên di chuyển với tốc độ chậm, leo đèo ở mức tốc độ khoảng 40km/h, những đoạn đường nhiều cua nên giảm tốc độ.
- Có thể sử dụng café, hay các thức uống giúp mình tỉnh táo để luôn làm chủ tốc độ và tay lái.
- Lái xe đường đèo không nên bám biên đường, điều khiển xe luôn đi giữa làn đường.
- Chú ý tới các vệt sáng của đèn pha xe đối diện mỗi khi vào cua để tránh va chạm.
- Khi có dấu hiệu buồn ngủ cần dừng xe, đảm bảo chỉ lái xe trong tình huống tỉnh táo.
Văn Toàn