Đẩy xe
Đối với các dòng xe số sàn, chúng ta để cần số ở vị trí N sau đó đẩy cho xe di chuyển và gài số, thả côn cho bánh xe truyền lực đến động cơ. Cách làm này cần đến sự trợ giúp của nhiều người. Nếu có thể ta nên chọn một đoạn đường dốc xuống để lợi dụng lực quán tính của xe để động cơ khởi động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách làm này không áp dụng được với xe số tự động.
Trang bị dây câu điện
Khi mua xe ô tô đặc biệt là xe số tự động, lái xe nên trang bị sẵn trên xe 2 sợi dây cầu bình điện để đề phòng khi ắc-quy hết điện. Với 2 sợi dây này, lái xe sẽ đề nổ chiếc xe một cách dễ dàng và tiết kiệm được công sức.
câu ắc-quy không đúng cách gây cháy xe
Để câu bình ắc-quy lái xe cần phải thực hiện theo các quy trình sau. Trong 2 sợi dây, thường sẽ có 2 màu riêng biệt, màu đỏ để nối cọc dương (+) và màu đen để nối cọc âm (-). Ta nên chọn những loại dây có chiều dài lớn trên 2 mét và có sẵn đầu kẹp để dễ dàng sử dụng.
Bên cạnh đó, tài xế nên nắm rõ vị trí đặt bình ắc quy trên xe để thao tác thuận tiện khi đấu nối. Phần lớn các mẫu xe hiện đều đặt ắc quy bên dưới nắp ca pô, trong khoang động cơ. Tuy nhiên, cũng có một số mẫu xe bố trí ắc quy ở khoang sau hay những vị trí ở khu vực khó tiếp cận, thường có thêm đầu kết nối với ắc quy kích.
Đầu tiên để thực hiện được việc này, ta cần nhờ một sự trợ giúp của một xe khác. Đưa 2 xe đỗ gần nhau sao cho vừa tầm với chiều dài của sợi dây. Thường là cho 2 xe đỗ đối diện.
Tiếp theo, vệ sinh khoang động cơ cũng như các đầu cực ắc-quy để đảm bảo tình trạng tiếp xúc tốt. Lưu ý nên đảm bảo không có xăng, dầu rò rĩ trong khoang động cơ đề phòng tình huống cháy nổ trong quá trình kích.
Tắt các thiết bị điện trên xe: Nên tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng như đầu DVD, quạt gió, đèn chiếu sáng… trên cả hai xe để đảm bảo ắc quy đủ tải trong quá trình câu bình.
Dùng một đầu kẹp của dây câu bình màu đỏ nối với cực dương của ắc quy bị hết điện. Đầu kẹp còn lại của dây màu đỏ nối với cực dương (+) của ắc quy xe cứu hộ. Lưu ý không để các đầu kẹp chạm vào nhau hay chạm vào thân xe vì có thể gây nẹt lửa dẫn đến cháy nổ.
Tiếp theo, tài xế sử dụng một đầu dây câu bình màu đen nối với cực âm (-) trên ắc quy kích của xe cứu hộ. Đầu dây màu đen còn lại kẹp vào một bộ phận kim loại không sơn trên xe bị hết điện ắc quy.
Khởi động xe cứu hộ, cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải khoảng 3 – 5 phút để sạc điện cho cả 2 ắc-quy. Sau đó, bắt đầu khởi động xe của bạn. Lưu ý: Nếu xe không khởi động được, nên đợi thêm vài phút sau đó mới đề lại, lặp đi lặp lại cho đến khi xe khởi động được.
Sau khi xe đã khởi động được, tiến hành tháo dâu câu bình ra, lưu ý, tháo 2 của dây màu đen (cực -) trước và đảm bảo các đầu kẹp không chạm vào nhau sẽ gây cháy nổ.
Tiếp tục để động cơ xe hoạt động trong khoảng 10 – 15 phút, đồng thời không bật ngay các thiết bị tiêu thụ điện để đảm bảo đủ điện năng từ máy phát vào ắc quy. Sau đó mới di chuyển.
Trang bị bình kích điện
Nếu lái xe thường xuyên di chuyển đến những nơi vắng người và xe, nên trang bị một bình kích điện bên ngoài để sử dụng khi không có xe cứu hộ. Về nguyên lý, việc kích bình bằng bình kích riêng cũng giống như việc câu dây điện từ ắc-quy xe này qua xe khác. Bản thân bình kích cũng là một ắc-quy điện.
Để thực hiện việc kích bình, ta kẹp 2 cực âm (-) và dương (+) của bình kích vào đúng 2 cực âm, dương ắc-quy của xe. Sau đó khởi động xe như bình thường, đợi vài phút rồi tháo 2 cọc của bình kích ra. Lưu ý, không để các cọc bình kích chạm vào nhau hay chạm vào các phần kim loại của xe để đề phòng việc cháy nổ.
Bảo dưỡng và theo dõi ắc-quy thường xuyên
Với ắc-quy nước (ắc-quy có bảo dưỡng) ta nên thường xuyên theo dõi mức điện dịch và đổ thêm nước cất khi cần thiết. Với ắc-quy khô (ắc-quy không bảo dưỡng) tình trạng ắc-quy sẽ thể hiện thông qua “mắt thần” phía trên ắc-quy, màu xanh biểu thị ắc-quy đang ở tình trạng tốt và màu vàng biểu thị ắc-quy đang gặp vấn đề về điện áp.
Ngoài ra, lái xe cũng nên kiểm tra và tắt các thiết bị điện trước khi rời khỏi xe, để đảm bảo nguồn điện ắc-quy không bị rò rỉ.