Ô tô bị trượt bánh, nhất là khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao, rất dễ dẫn đến tình huống nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách.
Xe ô tô bị trượt bánh
Hiện tượng xe ô tô bị trượt bánh sẽ xảy ra khi người lái xe đạp ga quá mạnh lúc xe tăng tốc. Lúc này, bánh xe trên trục dẫn động sẽ trượt trên mặt đườn,g chứ không di chuyển hướng tới phía trước theo đúng như quy trình bình thường, nên gây ra tình trạng trượt bánh. Tình trạng xe ô tô bị trượt bánh xe là khi người lái xe cố tăng tốc hay đạp ga quá đà để thoát ra khỏi hố, vùng sình lầy… các bánh xe bị trượt sẽ quay nhanh hơn tốc độ di chuyển thông thường. Và hiện tượng cũng ít khi xảy ra khi xe ô tô di chuyển trên đường trải nhựa.
Xe ô tô bị trượt bánh gây nguy hiểm
Cách xử lý khi bị trượt bánh là giảm ga và đạp nhẹ chân phanh, với những xe có hệ thống kiểm soát độ bám đường xe sẽ tự động can thiệp giúp lấy lại cân bằng. Nhưng nếu chiếc xe ô tô của bạn không có trang bị hệ thống cân bằng xe trên, thì nên nhả luôn chân ga, đạp nhẹ phanh, nhấp nhả liên tục. Bởi đạp mạnh chân phanh rất dễ dẫn đến trường hợp xe bị khóa bánh, nếu để tình trạng này xảy ra, người lái xe sẽ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát xe.
Nếu xe đang di chuyển trên bề mặt cát hay bùn, sình, nhiều hố, người lái xe nên đạp ga từng nhịp kết hợp đánh tay lái qua lại. Thực hiện theo thao tác này giúp bánh xe tăng độ bám và thoát ra được khỏi hố hay chỗ bị bùn, sình gây trơn trợt. Nguyên tắc trước tiên người lái ô tô cần ghi nhớ là nên giảm ga ngay lập tức cho xe tăng độ bám đường.
Xe thiếu lái hay còn gọi là trượt bánh trước
Thiếu lái hay bánh trước bị trượt khi vào cua khiến cho xe ô tô của bạn lao ra khỏi trục di chuyển, gây nguy hiểm cho bạn và những xe đang di chuyển xung quanh. Hiện tượng thiếu lái xảy ra khi người lái xe vào cua nhanh và không lấy đủ lái, nên xe chạy thẳng ra ngoài khỏi cua hay bánh xe bị mất độ bám đường nên bị trượt bánh.
Xe bị thiếu lái khi vào cua gây trượt bánh
Cách xử lý khi bị trượt bánh trước hay thiếu lái được thực hiện qua các thao tác sau:
Thao tác 1: Giảm tốc
Đây là thao tác bắt buộc, người lái xe bỏ chân ga cho xe giảm tốc tức thì. Tuyệt đối không đạp mạnh chân phanh. Bởi lúc này nếu đạp phanh thì rất dễ gây tình trạng bó cứng phanh sẽ khiến bánh trượt xa thêm, nguy hiểm tăng lên.
Thao tác 2: Trả lái
Người lái xe nên trả lái về hướng thẳng hoặc gần thẳng để cân bằng chiều trượt và chiều lăn của bánh xe, để lấy lại độ bám đường của bánh nhanh hơn và kiểm soát tay lái tốt hơn.
Thao tác 3: Đưa xe về lại trục đường
Khi đã giảm tốc và bánh xe tăng dần độ bám đường, lúc này người lái xe di chuyển thật chậm để đưa xe vào cua.
Xe dư lái hay trượt bánh xe sau
Xe bị dư lái là khi bánh xe sau mất đi độ bám đường, và nửa thân xe sau bị trượt sang một bên. Hiện tượng này thường xảy ra trên những mẫu xe dẫn động cầu sau. Dư lái thường xảy ra khi người lái xe điều khiển xe di chuyển quá nhanh khi vào cua, và đạp phanh gấp vì trọng lượng của cả xe dồn quá nhiều vào bánh trước, bánh sau bị giảm áp lực nên mất độ bám đường dẫn đến trượt bánh. Cách xử lý khi bị trượt bánh sau hay dư lái là người lái xe giảm tốc độ, và đợi cho bánh xe tăng độ bám đường. Sau đó đánh vô lăng nhẹ nhàng theo hướng mà người lái xe muốn.
Xe bị dư lái gây trượt bánh
Xe bị trượt bánh đánh qua lại
Xe bị trượt bánh đánh qua lại hay còn gọi là trượt zíc zắc là do người lái xe không xử lý triệt để hiện tượng xe bị dư lái. Quá trình trả lái lần đầu tiên, người lái trả lái muộn hoặc quá nhanh sẽ làm cho xe bị trượt theo hướng ngược lại, đuôi xe bị quăng mạnh. Cách xử lý lúc này là người lái nên đánh vô lăng theo hướng của lực quán tính đang đẩy xe đi trong lần dư lái thứ nhất. Sau đó trả nhẹ lái lại để giữ cho bánh xe được cân bằng.
Xử lý tốt khi xe bị dư lái sẽ không dẫn đến trượt bánh zíc zắc
Trượt bánh gây nhiều nguy hiểm, tuy nnhiên trong nhiều trường hợp hiện tượng xe bị trượt bánh cũng mang lại lợi ích cho lái xe. Ví dụ như khi xe di chuyển trên đoạn đường bùn lầy trơn trượt, hiện tượng trượt bánh cũng giúp cho bánh xe loại bỏ bớt những mảng bùn đất bám đầy trên bánh xe, giúp bánh xe tăng được độ bám đường.
Tổng hợp lại các nguyên tắc người lái xe cần nhớ để xử lý khi bị trượt bánh là giảm tốc độ để bánh tăng độ bám đường, đừng bao giờ dại dột tăng tốc độ, đạp phanh nhẹ nhàng, kiểu nhấp nhả nên không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, giữ chặt tay cầm vô lăng nếu không muốn xe bị trượt bánh dẫn tới mất lái và gây nguy hiểm, kiểm tra áp suất lốp xe trước khi bắt đầu hành trình…
Hoài An