Những chiếc xe hơi tại Việt Nam chủ yếu sử dụng hộp số sàn hoặc hộp số tự động. Trong đó xe số tự động phổ biến nhiều hơn do sự ưu việt trong khả năng vận hành, dễ điều khiển và thiết kế sang chảnh hơn so với số sàn.
Kinh nghiệm lái xe số tự động: Những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho tài xế mới (Nguồn: Internet)
Trong bài viết này, Oto.com.vn xin cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về số tự động và những kinh nghiệm lái xe số tự động an toàn.
I. Ưu – nhược điểm của xe số tự động
Xe số tự động là loại xe được trang bị hộp số tự động AT (Automatic Transmission). Xe số tự động rất dễ điều khiển do nó đã “rút gọn” toàn bộ các thao tác của xe số sàn. Hầu hết các mẫu xe hơi mới hiện nay đều có phiên bản số AT để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Xe số tự động rất dễ điều khiển (Nguồn: Internet)
Ưu điểm của xe số tự động:
Nhược điểm của xe số tự động:
II. Những ký hiệu cần biết của xe số tự động
Lái xe ô tô không phải việc dễ dàng đối với người mới bắt đầu. Để có thể điều khiển thành thạo một chiếc xe hơi, điều đầu tiên là phải hiểu rõ các bộ phận mà bạn thường xuyên sử dụng (bao gồm cả thông số và các ký hiệu đi kèm).
Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, đối với xe số tự động, bạn phải sử dụng cả tay và chân. Tay điều khiển vô lăng và cần số. Chân phải dùng để đạp ga và phanh, còn chân trái không sử dụng đến (nếu xe số sàn, chân trái sẽ làm nhiệm vụ đạp chân côn). Hãy nhớ chân ga nằm bên phải để tránh đạp nhầm, gây tai nạn đáng tiếc.
Các số trên cần số được sắp xếp theo đường thẳng hoặc đường zigzag (Nguồn: Internet)
Thêm một đặc điểm nữa mà bạn cần nhớ đó là: Cần số trên xe số tự động có thiết kế thông minh, người mới bắt đầu làm quen sẽ cảm thấy khó khăn bởi nhiều ký hiệu viết tắt từ tiếng Anh nhưng sau khi đã quen thì việc sử dụng không tốn nhiều công sức. Tùy vào định hướng thiết kế của các hãng xe, cần số xe tự động có thể đặt ở các vị trí khác nhau và có hình dạng khác nhau do được liên kết điện tử với hộp số.
Hiện tại, thịnh hành nhất và dễ sử dụng nhất là xe số tự động có cần số đặt ở chính giữa ghế lái và ghế phụ (phổ biến ở dòng xe Sedan, SUV). Các số trên cần số được sắp xếp theo đường thẳng hoặc đường zigzag. Ngoài ra, một số xe có thiết kế phá cách với cần số dạng tròn hoặc dạng treo trên bánh lái (mini van, xe bán tải với mục đích tiết kiệm không gian sàn xe) hay dạng nút bấm (thường thấy ở các dòng xe thể thao),…
Dù ở hình thái nào thì cần số vẫn thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản. Các ký hiệu trên xe số tự động gồm:
Đây là những chế độ cơ bản của bất cứ mẫu xe số tự động nào. Một số dòng xe cao cấp còn được nâng cấp với những chức năng phụ và tùy chỉnh gồm:
III. Những nguyên tắc cần nhớ khi lái xe số tự động
Điều đầu tiên cần thực hiện khi bắt đầu lái xe là mở cửa và bước chân vào khoang xe. Chú ý quan sát trước sau trước khi mở cửa để không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Sau khi ngồi vào khoang xe, hãy cảm nhận ghế ngồi đã cho bạn cảm giác thoải mái chưa, nếu chưa có thể điều chỉnh lại, không để ghế ngồi quá gần hoặc quá xa vô lăng khiến bạn khó khăn trong điều khiển bánh lái, chân ga/chân phanh. Sàn ghế quá cao hoặc quá thấp sẽ gây khó khăn khi cảm nhận vật cản xung quanh.
Để đảm bảo an toàn bạn cần ghi nhớ 13 nguyên tắc dưới đây:
1. Trước khi khởi động xe, hãy đạp hết bàn đạp phanh, đưa cần số về vị trí P, đồng thời hạ phanh tay.
2. Chân luôn đạp phanh trong lúc chuyển cần sang vị trí khác. Không đặt chân lên bàn đạp ga trong lúc chuyển từ P sang N hoặc trong những lần chuyển số.
3. Hạn chế việc ấn khóa cần số bởi có thể cần số sẽ bật sang số R lúc nào không biết.
4. Không chuyển cần số sang N trong lúc xe di chuyển, dễ gây tai nạn trong trường hợp xe chuyển về vị trí P hoặc R hoặc do xe không phanh bằng động cơ.
5. Luôn để chân lên bàn phanh khi chuyển số N hoặc từ N chuyển sang các số khác.
6. Khi đèn báo cần số bật sáng, có thể hộp số bị lỗi. Hãy đưa xe đến trạm dịch vụ để kiểm tra và khắc phục lỗi (nếu có).
7. Nếu động cơ đang hoạt động, xe đứng yên, bạn nên đạp phanh để phòng xe tiếp tục di chuyển. Xe thường di chuyển khi đang vào số, nhất là khi tốc độ động cơ tăng cao, ở chế độ cầm chừng cao (khi máy nguội) hoặc khi điều hòa đang hoạt động. Do đó, chỉ nhả phanh khi bạn muốn lái xe đi.
8. Sử dụng chân phải đạp phanh, không dùng chân trái bởi dễ tạo phản xạ chậm trong một số trường hợp khẩn cấp.
9. Khi điều khiển cần số từ P sang N, không nên đạp ga bởi dễ làm xe tăng tốc đột ngột.
10. Việc đạp phanh và ga cùng lúc sẽ khiến phanh nhanh mòn và dễ đứt.
11. Khi xe dừng nhưng tiếp tục đạp phanh và ga sẽ làm hỏng hộp số.
12. Cần dọn dẹp khoang lái, không để chai lọ hoặc vật cản dưới sàn khiến bàn đạp phanh/ga bị kẹt.
13. Không mang giày cao gót, dép khi lái xe, gây ảnh hưởng đến thao tác đạp phanh, ga.
IV. Dừng xe tự động đúng cách
Đa số các tài xế hiện nay đều có thói quen về số P trước, sau đó mới tắt máy, kéo phanh tay. Đây là hành động gây nguy hại đến hộp số và động cơ. Thao tác đúng cho việc dừng xe số tự động là: Đạp phanh chân, sau đó kéo phanh tay, nhả phanh chân, về số P (Park) và cuối cùng là tắt máy.
Trên đây là những kiến thức cơ bản để bạn thực hành lái xe ô tô số tự động an toàn, hạn chế tối đa những sai lầm mà những người mới bắt đầu tập lái hay mắc phải. Với những chia sẻ trên, hi vọng các bạn có thể lái xe số tự động thành thạo, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.