Tác dụng phanh tay ô tô
Phanh tay trên xe ô tô có tác dụng giữ cho xe ô tô đứng yên khi đỗ nhất là trên các đoạn đường dốc, nhưng nếu tài xế sử dụng không đúng cách có thể khiến một số bộ phận bên trong xe bị hư hỏng. Lúc này, bạn chỉ cần đạp phanh hoặc gạt lẫy cho cho đến khi thấy sáng đèn báo (phanh điện tử) sau đó đưa cần số xe về P rất đơn giản.
Các xe ô tô số tự động hầu như đã được trang bị công nghệ khởi hành ngang dốc giúp cho việc dừng, khởi động xe ngang dốc một cách dễ dàng. Nhưng đối với xe số sàn, phanh tay còn giúp tài xế khởi hành ngang dốc, chú ý đây cũng là bài thi sa hình bắt buộc khi thi bằng lái xe B2.
Khi đó, tài xế thực hiện theo các bước sau: đạp hết côn → kéo phanh tay → nhả côn từ từ đồng thời đạp nhẹ chân ga cho đến khi xe rung rung → nhả phanh tay. Ngoài phanh cơ khí truyền thống, trên các mẫu xe ô tô thế hệ mới và xe sang đã trang bị hệ thống phanh bằng điện tử (Electronic Parking Brake) được điều khiển tự động.
Phanh điện tử trên ô tô.
Trên thực tế, nhiều tài xế mới biết lái xe thường mắc các lỗi cơ bản khi vận hành và dừng đỗ xe, điều này về lâu về dài khiến một số bộ phận trên xe bị hư hỏng.
Các lỗi liên quan đến phanh tay
Quên hạ hoặc chưa hạ hết phanh tay
Khi người lái quên hạ, hoặc chưa hạ hết phanh tay, lúc này guốc phanh và má phanh vẫn còn áp sát vào đĩa phanh. Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sẽ sinh nhiệt lớn khi chạy và làm cho má phanh bị cháy. Thông thường, một số xe sẽ phát tín hiệu cảnh báo cho người dùng trên bảng điều trung tâm, tài xế sau đó có thể cảm nhận được độ nặng và mùi khét từ hệ thống phanh.
Phanh tay trên ô tô còn được dùng trong tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh đó, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống phanh ABS có thể bị hỏng. Điều nguy hiểm nhất là điều này khiến dầu phanh bị sôi dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, một lỗi điển hình các lái mới cũng thường mắc phải là hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn. Như đã nói, phanh tay có tác dụng là giữ ô tô đứng yên khi xe đã dừng hẳn. Trong trường hợp tài xế chưa dừng hẳn, nếu sơ suất kéo phanh tay có thể khiến xe bị chao đảo hoặc bị trượt bánh.
Phanh tay còn được gọi là phanh khẩn cấp, khi xe bị mất phanh thì tài xế có thể dùng phanh tay để dừng xe. Phanh khẩn cấp chỉ an toàn khi xe đi ở tốc độ thấp, nếu sử dụng phanh này ở tốc độ cao, xe có thể bị văng sang một bên.
Quên không kéo phanh tay khi đỗ xe
Do lơ đãng hoặc chủ quan khi các tài xế cho rằng chỉ cần chuyển số về P thì xe sẽ đứng yên. Tuy nhiên, dù cần số đã chuyển sang P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại, nhưng có nhiều trường hợp xe đỗ tại những điểm có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hoặc số P mất tác dụng, xe bị va chạm ở phía sau, lúc này xe không kéo phanh tay sẽ bị trôi và rất dễ xảy ra tai nạn.
Chính vì vậy, tài xế nên tập thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.
Có thể bạn quan tâm:
Kéo phanh tay đúng cách
Nhiều tài xế lái xe số tự động có thói quen về P, tắt máy rồi mới kéo phanh tay lên. Theo các chuyên gia, thói quen này có thể ảnh hưởng tới hộp số. Các hãng xe hướng dẫn khi đỗ xe số tự động là đạp phanh chân – kéo phanh tay – về P – tắt máy.
Một số tài xế cẩn thận hơn sẽ thêm bước trung gian N, cụ thể trình tự là đạp phanh chân – về N – kéo phanh tay – về P – tắt máy. Cách làm này giúp chắc chắn xe không bị chồm lên khi bạn lỡ nhấc phanh chân mà vẫn ở số D.
(Nguồn ảnh: Internet)