Trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại hình ảnh một chiếc xe taxi nhất quyết không nhường đường cho xe cứu thương, mặc dù tài xế liên tục phát tín hiệu xin nhường đường đang gây bức xúc dư luận. Hành vi không nhường đường cho xe cứu thương có thể bị phạt nặng từ 3-5 triệu đồng và tước bằng đến 3 tháng theo Nghị định 100.

Sáng ngày 14/1/2020, một chiếc xe taxi mang biển kiểm soát  30A 970.44 lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy liên tục cản trở và nhất quyết không chịu nhường đường cho xe cứu thương đang chở người đi cấp cứu ( trên xe đang chở cụ ông bị tai biến), mặc dù tài xế đã liên tục phát tín hiệu xin nhường đường. Hành động vô ý thức của tài xế taxi đã làm cho nhiều người cảm thấy phẫn nộ. 

Không nhường đường cho xe cứu thương tài xế xe ô tô sẽ bị phạt nặng





Video gây bức của tài xế taxi khi cản trở xe cứu thương đang trên đường đi cấp cứu . 

Hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên diễn ra phổ biến trong thời gian qua. Gần đây nhất, xảy ra sự việc ngày 24/9 khi tài xế Kia Morning ngang ngược cản đường xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ. Ngay sau đó, Phòng CSGT Công an Thành phố Hà Nội đã xử phạt tài xế xe ô tô Kia Morning 2,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.  

Nhiều người cho rằng, việc tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân đã đạt một số hiệu quả tích cực. Song bên cạnh đó, việc tuân thủ pháp luật, không chỉ riêng Luật Giao thông đường bộ, mà rất nhiều luật khác đang có những vấn đề cần giải quyết. 


Theo Điều 22, Luật giao thông đường bộ năm 2008 cho biết những xe sau đây có quyền ưu tiên đi trước xe khác : Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; Đoàn xe tang. 

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, các phương tiện nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại lề đường bên phải để nhường đường và chú ý không được cản đường xe ưu tiên. 

Bên cạnh đó, lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên có thể khiến tài xe bị phạt nặng. Căn cứ theo quy định tại Điểm h, Điều 5, Mục 1, Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô với lỗi “Không nhường đường hoặc cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung là tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng. 


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất