Trước đây, trên các con đường lạ, đường mới, nhiều tài xế thường không dám chạy nhanh vì sợ mắc lỗi quá tốc độ vì đi qua biển báo khu dân cư mà không có biển báo hết khu dân cư mặc dù đã đi qua vài ngã tư. Thì trong quy chuẩn 41/2016 thay thế quy chuẩn 41/2012 tại điều 38 quy định:
38.3 Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Do đó nếu, tài xế đã đi vào nơi có biển báo khu dân cư tại các đoạn đường rất dài thì cứ đến một nơi giao nhau bắt bược phải cắm lại biển một lần nữa. Nếu không có biển cắm lại, tài xế mặc định hiểu “đã hết khu dân cư”, có thể tăng tốc độ tối đa theo quy định cho phép theo luật giao thông đường bộ cụ thể 90km/h nếu có giải phân cách cứng và 80km/h nếu không có con lương cứng đối với xe ô tô con.
Cũng theo quy chuẩn 41/2016, tại điều 36 quy định, biển “bắt đầu khu dân cư” là biển hiệu lệnh mã R.420 và biển “hết khu dân cư” có hiệu lệnh mã là R.421.
Ở quy chuẩn 41/2012 cũ, cũng có quy định tương tự ở điều 27 như sau: “Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài thì tại các nơi đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại”. Tuy nhiên, đó là quy định dành cho biển cấm chứ không phải biển hiệu lệnh, đồng thời cũng không nêu rõ việc cắm biển như thế nào. Do đó quy định ở quy chuẩn 41/2016 cụ thể hơn, rõ ràng hơn, giúp các tài xế dể hiểu hơn tránh mang tâm lí lo sợ bị phạt oan khi lái xe.