1 Chuẩn bị tư thế ngồi thoải mái
Điều chỉnh ghế ngồi sao sao chân của bạn thoải mái điều khiển cả chân ga và chân phanh, tạo khoảng cách thoải mái nhất. Tư thế ngồi đúng là khi đạp hết chân phanh, chân người lái vẫn tạo được một góc 30 độ.
2 Làm quen với bàn đạp
Bàn đạp nằm bên phải (thường nhỏ hơn bàn đạp khác) là chân ga, khi đạp xuống sẽ khiến xe di chuyển, tùy theo lực đạp mà xe di chuyển nhanh hay chậm. Bàn Bàn đạp sang trái, (thường lớn hơn chân ga) là chân phanh, khi đạp xuống sẽ khiến xe di chuyển chậm lại.
Lưu ý rằng cho dù bạn thuận chân trái thì hãy luôn dùng chân phải để đạp chân ga và chân phanh. Theo nhiều chuyên gia, đây là kỹ thuật phù hợp và an toàn hơn cả.
Bên cạnh đó, không bao giờ sử dụng cả hai chân để đạp chân ga và chân phanh. Chỉ sử dụng duy nhất một chân phải để nhấn bàn đạp. Điều này giúp bạn không thể vô tình nhấn hai bàn đạp cùng lúc, cực kỳ nguy hiểm.
3 Điều chỉnh gương
Đối với gương giữa, tài xế xoay theo hướng có thể quan sát được toàn bộ kính chắn gió phía sau là được.
Để chỉnh gương chiếu hậu bên phía tài xế, hãy giữ tư thế lái xe chuẩn. Sau đó nghiêng người về bên trái gần chạm cột B, rồi chỉnh gương sao cho 1 phần nhỏ trên thân xe nằm trong gương.
Làm tương tự để chỉnh gương bên phụ. Nghiêng người ra phía giữa xe, chỉnh gương bên phụ sao cho thấy được 1 phần nhỏ thân xe trong gương.
4 Hạ phanh tay
Phanh tay trên ô tô hiện có dạng phanh tay cơ khí (kiểu tay nắm đòn bảy và kiểu bàn đạp phanh) và phanh tay điện tử dạng nút bấm.
Hầu hết công dụng của phanh tay hiện nay là để đảm bảo rằng một chiếc xe đỗ vẫn ở đúng vị trí, đặc biệt là trên các đoạn đường dốc. Khi hoạt động, nó khóa bánh xe đúng vị trí để đảm bảo rằng xe không lăn.
5 Thao tác vào số
Đa phần các xe hiện đại bây giờ đều có 5 số tiến và 1 số lùi. Nếu chưa vào số, xe của bạn sẽ không thể di chuyển dù đạp ga thật mạnh. Đầu tiên, đưa cần số vào vị trí D, xe từ từ di chuyển khi nhả chân phanh và chuyển sang chân ga. Tương tự, vị trí N là tạm dừng. Khi muốn đỗ hẳn lái xe đưa cần số về vị trí P ban đầu.
6 Nghiên cứu bảng điều khiển
Đối với khu vực bảng điều khiển, các nút bấm trên vô lăng, khóa cửa, xi-nhan, đèn, hệ thống gạt mưa… thường có cách sử dụng tương tự trên hầu hết các dòng xe. Đồng hồ tốc độ là bộ phận quan trọng nhất cho biết chiếc xe đang đi thế nào. Tiếp theo là đồng hồ vòng tua cho biết động cơ của xe đang hoạt động ra sao. Hầu hết đồng hồ này sẽ cảnh báo màu đỏ bắt đầu từ vòng tua 6.000 hoặc 7.000 vòng/phút, lúc này lái xe nên giảm chân ga.
Đồng hồ đo nhiên liệu cho biết lượng xăng còn lại trong xe. Có thể hiển thị hình kim đồng hồ “F” và “E” (Full – đầy và Empty – hết) hoặc điện tử. Tương tự đồng hồ đo nhiệt độ động cơ cũng di chuyển giữa “H” và “C” (Hot – nóng và Cool – lạnh).
Việc làm quen với các nút chức năng trên bảng điều khiển ở những dòng xe có nhiều công nghệ là một thách thức không hề nhỏ với những tài lạ.