Việc đậu xe vào giữa 2 xe khác có thể là thử thách đối với nhiều người lái xe, đặc biệt là với tài xế mới. Thỉnh thoảng, khoảng trống đậu xe nhỏ mà xe cộ xung quanh lại đông đúc khiến cho thao tác đậu xe càng khó hơn. Có 3 trường hợp đậu xe là: đậu theo góc chéo, đậu vuông góc với xe khác và đậu song song thẳng theo hàng. Tất nhiên, mỗi người khi thi bằng lái xe đều phải hoàn thành tốt các trường hợp đậu xe này mới có thể nhận được bằng lái ô tô và có thể lái xe ra đường. Bài viết này nhằm mục đích nhấn mạnh và tổng hợp lại các bí quyết để đậu xe vào khoảng trống theo từng trường hợp riêng.
Trường hợp 1: Đậu xe theo góc chéo
Thao tác 1: Tìm kiếm và lựa chọn vị trí đậu xe mà xung quang càng ít xe càng tốt. Nếu có thể tìm được vị trí càng ít vật cản thì càng dễ thao tác.
Hướng dẫn cách đỗ xe vào bãi dễ dàng
– Khi người lái thực hiện các bước đậu xe thực tế đều muốn tìm được một chỗ không đông xe quá.
– Bởi vì với tài xế mới đang luyện tập thì việc mắc lỗi là không thể tránh khỏi.
– Nếu xung quanh không có xe thì tài xế sẽ không bị va chạm khi đang luyện tập kỹ năng đậu xe.
– Đối với những người đang mới học lái thì thao tác này không hiệu quả. Nhưng đối với những tài xế mới nhận bằng và chưa lái xe lâu thì nên luyện tập thêm ở những vị trí đậu xe như thế này và rèn luyện tay lái thêm trước khi đi những chặng đường dài.
Thao tác 2: Xác định vị trí xe
Người lái muốn xe của mình phải vào đúng chỗ trống, giữ đúng khoảng cách đối với các xe khác và đúng kích thước trong vạch kẻ đậu xe thì phải bẻ tay lái chính xác.
– Phải đảm bảo xe dừng cách xe khác đang đậu trong bên cạnh từ 1,5 đến 2m.
– Nếu không có xe khác đang đậu bên cạnh thì cố áng chừng khoảng 1,5 đến 2m từ điểm cuối vạch kẻ.
– Bởi khoảng cách này sẽ giúp tài xế đánh tay lái chuẩn hơn.
Thao tác 3: Khi tìm được chỗ đậu thì phải bật đèn tín hiệu để báo hiệu cho các xe xung quanh biết xe mình đang chuẩn bị vào chỗ đậu.
– Lái xe thẳng về phía trước cho đến khi nhìn thấy điểm trung tâm của ô trống mình muốn cho xe vào.
– Chú ý các tài xế khác, tuyệt đối không nên giành chỗ đậu với người có tín hiệu xin trước và đang chờ đậu.
– Phải chắc chắn rằng không có xe nào đang dừng sát phía sau đuôi xe mình.
Thao tác 4: Đánh lái dứt khoát khi nhìn thấy điểm giữa của chỗ đậu.
– Đảm bảo xe đang cách các xe khác khoảng 1,5 đến 2 m hoặc cách chỗ trống định đỗ xe vào chứng ấy trước khi đánh lái vào.
– Đánh vô lăng bẻ lái nửa vòng.
– Chú ý không có vật cản xuất hiện trong “chuồng”.
– Tiến xe từ từ vào chỗ đỗ cho tới khi xe hoàn toàn nằm trong ô trống và chạm đến điểm dừng.
– Việc đậu xe nằm gọn trong vạch kẻ sẽ tránh được tình huống phải nhận phiếu phạt hoặc bị nhắc nhở.
Thao tác 5: Quay thẳng các bánh xe khi xe dừng hẳn.
– Nếu khi dừng xe các bánh xe quay thẳng thì khi lấy xe ra, lùi xe sẽ dễ dàng.
– Nếu không muốn quay thẳng ngay bánh xe thì có thể quay khi lấy x era, nhưng cách tốt nhất là nên làm ngay thao tác này để tránh tình huống lúc lấy xe ra sẽ quên dẫn tới va chạm hoặc khó lùi.
Trường hợp 2: Đậu xe theo góc vuông
Thao tác 1: Xác định vị trí của xe mình phải dừng cách các xe khác một khoảng cách đủ để khi vị trí đó trống có thể đánh lái vào.
– Đảm bảo xe cách các xe khác ít nhất 2,5 m tính theo phía làn xe chạy hoặc phía người ngồi trong xe.
– Tình huống này còn phụ thuộc vào vị trí khoảng trống đậu xe nằm bên trái hay bên phải xe.
– Nếu không có bất cứ xe nào ở bên cạnh thì tài xế phải áng chừng khoảng cách cho đủ 2,5 m.
– Không giành chiếm chỗ đậu của người khác đã có tín hiệu xin trước và đang chờ đánh xe vào.
Thao tác 2: Bật đèn tín hiệu để báo cho các tài xế khác biết xe này đang chuẩn bị vào chỗ trống để đỗ xe.
– Nhìn lướt qua xem có bất cứ xe nào vướng hay không, có người đi bộ hay không hoặc có vật cản không.
– Tiến xe từ từ.
– Tiến thẳng x echo đến khi cản gầm trước phải vượt qua đèn hậu của chiếc xe đậu ngay kế tiếp.
Thao tác 3: Bẻ lái dứt khoát. Khi đậu xe vuông góc thì tay lái phải đánh dứt khoát hơn so với đậu xe theo góc chéo.
– Bắt đầu đánh tay khi cản gầm trước tiến quá đèn hậu của chiếc xe đậu ở ô bên cạnh.
– Tiếp tục tiến xe từ từ.
– Phải chắc chắn rằng không có bất cứ vật cản nào trong “chuồng”.
Thao tác 4: Lái xe vào chuồng, thực hiện thao tác này cho đến khi chắc chắn đầu đã vào đến điểm cuối của “chuồng” và đuôi xe cũng đã nằm gọn trong ô.
– Điều chỉnh hai gương bên so với các xe bên cạnh.
– Phải đảm bảo đầu xe không vượt quá gờ cản ở cuối ô đỗ xe.
– Cũng phải chú ý phần đuôi xe không được thò ra khỏi ô.
Thao tác 5: Điều chỉnh thẳng bánh xe khi xe đã dừng và nằm hoàn toàn trong ô đậu.
– Nếu khi dừng xe các bánh xe quay thẳng thì khi lấy xe ra, lùi xe sẽ dễ dàng.
– Nếu không muốn quay thẳng ngay bánh xe thì có thể quay khi lấy x era, nhưng cách tốt nhất là nên làm ngay thao tác này để tránh tình huống lúc lấy xe ra sẽ quên dẫn tới va chạm hoặc khó lùi.
Trường hợp 3: Đậu xe song song theo đường thẳng
Thao tác 1: Tìm chỗ đậu phải đủ để không xảy ra va chạm với xe phía trước và phía sau.
– Có rất nhiều khu vực buộc phải đậu xe song song, được đánh dấu bằng đường vạch kẻ trắng.
– Có đôi khi tài xế phải lái xe đi vòng quanh tòa nhà để tìm được chỗ đậu xe thích hợp.
– Chỗ đậu phải dài hơn chiều dài xe 1-2m, chỗ đậu càng dài thì càng dễ.
Thao tác 2: Kiểm soát qua gương khi cho xe tiến vào chỗ trống.
– Phải đảm bảo không có xe nào chạy ở sát phía sau đuôi xe mình.
– Bật đèn tín hiệu khi muốn cho xe vào chỗ đậu, điều khiển xe chậm từ từ rồi dừng lại.
– Nếu có xe đang đứng sát phía sau xe thì phải duy trì khoảng cách, hạ cửa kính xe rồi dùng tay ra hiệu cho họ lùi lại hoặc đi vòng sang phía bên kia.
Thao tác 3: Cho xe vào thẳng hàng khi xe ở phía trước của chỗ đỗ, duy trì khoảng cách ít nhất là gần 1m giữa sườn xe với xe phía trước.
– Không cho xe đến vị trí quá gần hoặc quá xa. Nếu tiến vào từ vị trí quá gần xe khác thì có thể dẫn tới tình trạng va quyệt trầy xước.
– Cố giữ khoảng cách gần 1m so với các xe bên cạnh.
– Điều chỉnh để cản gầm của xe phải cách cản gần sau của xe phía trước và cản gầm trước của xe phía sau phải gần 1m.
Thao tác 4: Cài số lùi
– Nhìn gương bên ở phía tài xế để đảm bảo phía sau không có xe khác lao đến.
– Nhìn vào phía bên còn lại để xem xét khoảng trống.
– Lùi xe cho đến khi cản gần xe cách xe phía trước từ 1-1,5m.
Thao tác 5: Nhả phanh rồi bẻ vô lăng hết cỡ về phải rồi từ từ lùi xe vào chỗ đậu.
– Đưa mắt nhìn phía trước và nhìn gương theo dõi xung quanh liên tục để đảm bảo không có xe khác hoặc người đi bột đột ngột xuất hiện trên đường di chuyển của xe.
– Duy trì khoảng cách từ 1 – 1,5m từ sườn bên của xe của mình với xe đậu phía trước để tránh bị va chạm trầy xước.
– Nhìn gương để đánh giá khoảng cách giữa cản gầm sau với đầu của xe phía sau.
– Nếu bánh xe chạm vào lề đường tức là đã đánh lái quá sâu. Trong trường hợp này cần nhấn chân ga để tiến xe lên một chút.
Thao tác 6: Đánh vô-lăng về bên trái rồi lùi xe trườn dọc sao cho bánh xe trước ở bên cạnh cản gầm sau của xe đậu phía trước.
– Xe vẫn đặt số lùi.
– Tiếp tục lùi xe, cố gắng giữ khoảng cách phía sau.
– Nhìn phía trước và nhìn gương bên để tránh va chạm với xe phía trước.
– Không được chạm vào cản gầm của trước của xe phía sau.
– Qua gương chiếu hậu bên trong để nhìn xuyên cửa kính phía sau nhằm giám sát khoảng cách của cản gầm sau xe với đầu xe phía sau. Nếu xe có trang bị camera chiếu hậu thì khi đậu xe sẽ rất thuận tiện.
Thao tác 7: Gạt cần số về “D” (trạng thái lái xe drive) để điều chỉnh vị trí của xe trong chỗ đậu.
– Lại đánh vô-lăng về phía phải.
– Chầm chậm tiến xe lên phía trước dọc theo dải phân cách lề đường, lúc này xe sẽ di chuyển theo phương thẳng theo hàng xe đang đỗ.
– Nhìn gương bên phía ghế phụ để xác định được khoảng cách từ sườn xe với lề đường, nên đảm bảo khoảng cách này khoảng 30cm khi xe dừng lại hoàn toàn.
Vậy là quá trình đỗ xe đã hoàn tất.