- Nổ lốp
Chắc hẳn tài xế nào cũng biết hậu quả từ việc nổ lốp, xe sẽ bị mất cân bằng khiến tay lái mất kiểm soát. Sự cố này sẽ có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Khi xảy ra tình huống này, tài xế nên bình tĩnh làm theo các bước sau, đạp lút chân ga khoảng một vài giây, giữ cho xe đi đúng làn đường và không bị chuyển hướng. Sau đó nhẹ nhàng từ từ thả chân ga để duy trì tốc độ cho xe. Từ từ giảm tốc độ xuống mức an toàn và đánh lái vào sát lề đường để sửa chữa hoặc chờ cứu hộ.
Mọi tài xế nên nhớ rằng, bất cứ một sự chuyển hướng nào khi lốp bị nổ đều không an toàn, rất dễ gây ra tai nạn.
- Chân côn bị xìu
Hiện tượng này hay gặp trên những chiếc xe mới mua hoặc đang đã có thời gian hoạt động “lão làng”. Khi gặp tình huống này, bạn nên xử lý như sau: ngồi vào vị trí lái gặt cần số sáng vị trí số 3, trả tay phanh, đề máy, đạp nhẹ chân ga, bật đèn ưu tiên, đi với tốc độ chậm. Cứ duy trì như vậy, cuối cùng xe của bạn cũng đến xưởng bảo dưỡng ô tô an toàn.
- Trượt bánh trước và bánh sau
Đây là một tình huống nguy hiểm và khó xử lý, người lái chú ý bỏ chân ga, không dùng phanh và không đánh lái, chờ cho đến khi bánh xe lấy lại được độ bám. Nếu bánh sau trượt sẽ khó xử lý hơn, bạn cần nắm rõ thời điểm bị trượt. Từ đó, tài xế lái xe trả lại một góc vừa phải và chờ sự xuất hiện của lực bám.
- Kẹt ga
khi gặp trường hợp này, điều cần thiết là phải dừng nghe ngay lập tức, tuy nhiên cần phải đảm bảo không bị xe phía sau đâm. Tài xế cần chuyển cần số về mo (N) hoặc đạp chân côn để tách liên kết, triệt tiêu ảnh hưởng của ga đến chuẩn động của trục bánh xe.
Trong trường hợp vẫn chưa đem lại hiệu quả, phương án cuối cùng là phải tắt động cơ. Tuy nhiên, nhiều dòng xe không cho phép tắt máy khi xe chưa đỗ, tài xế cần sử dụng phanh để giúp xe dừng và xoay chìa khóa. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách trả số về N là duy nhất.
- Tăng tốc đột ngột
Sự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga nhưng nguyên nhân đến từ sự chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Rất nhiều tài xế vì hoảng loạn trong tình huống này mà vẫn tiếp tục đạp chân ga khiến tình trạng càng trầm trọng hơn.
Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.
- Đèn pha ngưng hoạt động
Hệ thống đèn pha đột ngột không hoạt động khi đang đi lái xe, tài xế cần xử lý như thế nào? Trước tiên, nếu thấy các bóng đèn khác vẫn hoạt động bình thường thì chuyển qua xem xét hộp cầu chì, nếu đứt thì thay thế bằng cầu chì dự phòng tương ứng.
- Dừng xe bất ngờ, không có ABS
Trường hợp này đòi hỏi kỹ năng lái xe thành thục từ tài xế, xe đi ở tốc độ càng cao thì càng khó xử lý. Làm sao để đạp chân phanh đủ mạnh nhưng không nên không đạp chết, vì sẽ rất dễ bị khóa bánh xe. Việc xử lý khéo léo rất quan trọng, làm sao để cho bánh xe dừng mà không bị trượt.
Trong trường hợp này nhiều tài xế thường phanh và kết hợp với đánh lái sang một bên. Phanh nhả liên tiếp là cách tốt nhất để làm xe dừng mà không bị văng đuôi, đây cũng là cơ chế của hệ thống ABS.
- Chạy lệch khỏi đường
Trường hợp hay gặp khi vào cua hoặc tránh xe đối diện ở đường nhỏ có thể khiến tài xế đánh lái hai bánh xe ra khỏi mặt đường. Sẽ gặp nguy hiểm nếu bên ngoài lề đường không phải là một mặt phẳng hợp lý.
Để xử lý trường hợp này, nên từ từ giảm ga, không sử dụng phanh, đánh lái một góc rất nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.
- Nhiệt độ xe tăng cao
Nếu không khắc phục kịp thời lỗi này rất có thể sẽ dẫn đến phá hủy các chi tiết quan trọng trong động cơ, bạn nên kiểm tra những bộ phận sau. Thứ nhất là hệ thống đường ống làm mát. Bởi rất có thể, nguyên nhân chính là do hệ thống làm mát động cơ ôtô. Nếu kiểm tra mà thấy dây đai dẫn động kết nối với máy bơm bị hỏng thì không nên lái xe. Còn không thì hãy chờ 30 phút để động cơ trở lại bình thường, sau đó hãy tiếp tục lái xe và cần đem xe đi kiểm tra ngay lỗi này.
Nếu đồng hồ vẫn báo đèn nhiệt độ thì tốt nhất nên gọi cứu hộ, tránh việc lái xe gây cháy nổ, hỏng động cơ.
- Vô lăng gặp trục trặc
Nếu bạn có cam giác khó điều khiển vô lăng, hãy nhanh chóng xi nhan, đỗ xe vào lề đường để kiểm tra dây đai của bơm dầu trợ lực tay lái có bị hỏng hay không. Trường hợp vô lăng không thể điều khiển, hãy giữ bình tĩnh, bật cảnh báo nguy hiểm, giảm số, giảm ga bấm còi, ra hiệu bằng tay… và phanh lại.