Mục lục
1. Người điều khiển giao thông là ai?
Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông sẽ bao gồm:
Như vậy, bên cạnh đèn báo giao thông, biển báo giao thông và vạch kẻ đường, hiệu lệnh của người điều kiển giao thông cũng là một hình thức báo hiệu đường bộ mà tất cả những người tham giao giao thông đều phải tuân theo.
Căn cứ vào Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020), hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được thể hiện: bằng tay, bằng cờ, bằng còi, hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các lái xe hiểu rõ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bằng tay và bằng còi để di chuyển thuận lợi hơn và tránh lỗi vi phạm nếu không tuân thủ hiệu lệnh.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông – Bằng tay
Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại
Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía trước và sau người điều khiển phải dừng lại. Trong khi đó, người tham gia giao thông ở phía bên phải và trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
Cánh tay trái người điều khiển giao thông gập đi gập lại sau gáy: Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển đi nhanh hơn.
Cánh tay phải người điều khiển giao thông gập đi gập lại trước ngực: Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên phải người điều khiển đi nhanh hơn.
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giao thông ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống: Náo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại.
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại.
Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại. Trong khi đó, người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển sẽ được rẽ phải và người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. Còn người đi bộ được phép qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông.
Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông – Bằng còi
Bên cạnh việc sử dụng hiệu lệnh bằng tay và còi, người điều khiển giao thông còn có thể sử dụng ánh sáng với yêu cầu là cầm đèn ánh sánh có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.
Hoặc đối với trường hợp người điều khiển giao thông chỉ gậy, gậy chỉ vào hướng nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.
Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại mà phương tiện đã đi qua vạch dừng tại các nơi giao nhau thì người tham gia giao thông được phép đi tiếp bởi dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông. Đối với người đi bộ còn đang đi ở lòng thường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn. Nếu không có đảo an toàn thì người đi bộ có thể dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.
4. Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT phạt bao nhiêu tiền?
Theo tin tức pháp luật, khi tham gia giao thông, nếu đồng thời xuất hiện cả đèn/biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì thứ tự ưu tiên đầu tiên chính là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-C, trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, lái xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.
Đồng thời, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 – 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông thì lái xe sẽ bị tước GPLX từ 02 – 04 tháng. Mức phạt này nặng hơn rất nhiều so với trước đó.
Do đó, khi tham giao giao thông, chúng ta cần hiểu rõ các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông vừa đảm bảo việc đi lại thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, đồng thời tránh việc mất tiền vì những lỗi “ngớ ngẩn”.
Nguồn ảnh: Internet