Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô và Giấy phép lái xe quốc tế sử dụng như thế nào?

Mới đây, một sự việc hy hữu đã xảy ra ở nước ta với việc một đồng chí Cảnh sát giao thông (CSGT) Cát Lái, Tp. Hồ Chí Minh đã không chấp nhận Giấy phép lái xe quốc tế (hay còn gọi là Bằng lái xe) của một Việt kiều Đức và đã tạm giữ phương tiện vi phạm quy định về giao thông. Vậy ngoài Giấy phép lái xe quốc thì người tham gia giao thông cần giấy tờ gì?





Oto.com.vn xin gửi đến độc giả những điều cần biết về Giấy phép lái xe ô tô thông qua bài viết dưới đây.

Giấy phép lái xe là gì?

Hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam

Phải có GPLX mới được điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Giấy phép lái xe (GPLX) hay Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Để được cấp các loại giấy phép này, công dân phải đủ từ 18 tuổi trở nên và sẽ được phân ra tùy từng hạng GPLX. Khi được cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX có nghĩa là bạn đã được phép điều khiển phương tiện ghi trong Giấy phép lái xe lưu thông, tham gia giao thông.

Phân hạng Giấy phép lái xe ở Việt Nam

Hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam

Ở Việt Nam GPLX được phân nhiều hạng

♦ Hạng A1: GPLX này dùng để điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.


♦ Hạng A2: Dùng để điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh.

♦ Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.

♦ Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg.

♦ Hạng B1: Được điều khiển ô tô đến 9 chỗ (cả người lái). Cho phép điều khiển xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Phân loại thành B11 chỉ được lái xe số tự động và B12 được lái xe số tự động và số tay.

♦ Hạng B2: Lái xe chuyên nghiệp mới được cấp với quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và xe tải có tải trọng dưới 3.500 kg (3,5 tấn).


♦ Hạng C: Dành cho người điều khiển ô tô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên. Các loại đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên hoặc cần cẩu có tải trọng từ 3.500 kg trở lên. Được điều khiển các xe trong hạng B1, B2.

♦ Hạng D: Bằng lái hạng này được phép chở người từ 10-30 chỗ (cả lái xe) và các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.

♦ Hạng E: Dành cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (cả lái xe) và các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.

♦ Hạng F: Bằng lái này được phép lái xe các hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg.

♦ Hạng FC: Được phép điều khiển các loại xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc, cấp cho các lái xe chuyên chở container.

Để được cấp Giấy phép lái xe, điều kiện cần thiết phải là công dân từ đủ 18 tuổi và các hạng xe sẽ quy định độ tuổi khác nhau. Những loại bằng lái xe ô tô sẽ có thời hạn 5-10 năm thì tài xế phải thực việc việc cấp đổi bằng hoặc nâng hạng Giấy phép lái xe. Muốn được cấp các loại bằng lái xe thì công dân phải trải qua các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn với tùy từng hạng Giấy phép lái xe khác nhau.

Hạng Giấy phép Độ tuổi được cấp Hạn cấp
A1 đến A4 và B1 – B2 18 10
C 21 5 năm
D 24
E 27
F
FC

Bảng độ tuổi và thời gian đối với các hạng Giấy phép lái xe ở Việt Nam

Hiểu đúng về Giấy phép lái xe quốc tế

GPLX quốc tế nhằm giúp người dân khi đi công tác, học tập hoặc định cư ở nước ngoài dễ dàng điều khiển phương tiện tham gia giao thông ở nước sở mà không cần phải đổi sang GPLX của nước đó. Theo đó, những GPLX quốc tế sẽ được cấp cho người dân của 85 quốc gia tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 (gọi tắt là Công ước Vienna). Việc sử dụng GPLX quốc tế cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Theo đó, GPLX quốc tế do Chính phủ Việt Nam cấp không thể dùng ở trong nước để thay thế GPLX quốc gia. 

Hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam

GPLX quốc tế phairm kèm theo GPLX quốc gia còn hiệu lực

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông ở nước ngoài (85 nước Công ước Vienna) thì người dân phải mang theo GPLX quốc tế và GPLX quốc gia còn hiệu lực để đối chiếu và GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực tại nước ngoài khi có đủ hai loại giấy tờ trên.

Đối với người nước ngoài đang cư trú và điều khiển xe tại Việt Nam thì bắt buộc phải có GPLX do quốc gia của mình cấp cùng GPLX quốc tế hoặc phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam.

GPLX quốc tế có kích thước A6 (148 x 105cm) có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, các trang giấy bên trong màu trắng. Các trang đầu ghi thông tin cơ bản, phạm vi sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha.

Hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam
Hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam
Hiểu đúng về Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam

Các quốc gia tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 (gọi tắt là Công ước Vienna)

Lưu ý: GPLX quốc tế có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất