Một loạt các bài báo trong thời gian gần đây phản ánh một vấn đề mà nhiều người đọc cảm thấy sốc với tiêu đề như “Tài xế cố tình tông rồi chèn qua người nạn nhân bị tuyên 17 năm 6 tháng tù”, Báo Lao Động; “Gây tai nạn rồi cố ý chèn lên người nạn nhân: Tội giết người, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh; Cố tình cán chết người bị tai nạn: Án lệ cảnh báo các tài xế, Báo Tuổi trẻ.
Không chỉ báo chí Việt Nam, báo chí thế giới cũng đưa nhiều bài báo về hành vi tương tự xảy ra ở Trung Quốc. Một bài báo trên tờ Business Insider có nhan đề là “Ở Trung Quốc, tài xế thà giết bạn hơn cứu chữa bạn“. Hay một bài báo khác có tên ngắn gọn “Driven to Kill” (chèn đến chết). Nó phơi bày một sự thật đáng sợ rằng tài xế thà giết bạn còn hơn cứu chữa bạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
Theo Geoffrey Sant, giáo sư tại Trường Luật Fordham và là thành viên hội đồng quản trị tại Trung tâm văn hóa Trung Quốc – New York, nếu một tài xế ở Trung Quốc đâm vào người đi bộ, mục tiêu không phải là để giảm thiểu thiệt hại mà là để tối đa nó.
Tai nạn giao thông ở Trung Quốc.
Tâm lý “hit-to-kill”- đánh cho đến chết ở Trung Quốc đã xuất hiện trong hai thập kỷ qua, Sant giải thích trong một bài báo gần đây.
Nó không chỉ phổ biến mà thật sự đã trở thành “tâm lý hành vi”. Các cảnh sát, thẩm phán dường như đã chấp nhận những tuyên bố rằng “tài xế vô tình đâm chết nạn nhân nhiều lần” hay “tài xế đã nhầm lẫn với các vật vô tri”.
Hành vi này được giải thích rằng để không phải mất nhiều tiền cho nạn nhân ở hiện tại và trong tương lai.
Ở Trung Quốc, theo thông lệ sau một vụ tai nạn thì người gây tai nạn sẽ trang trải chi phí y tế cho nạn nhân. Tuy nhiên, điều này không chỉ xảy ra một lần sau khi nạn nhân rời khỏi bệnh viện mà nó có thể tiếp tục trong nhiều thập kỷ.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu như sau: “Thà đánh tới chết còn hơn đánh mà chỉ làm bị thương” để giải thích cho hiện tượng trên. Một trong những trường hợp ghê rợn nhất liên quan đến trẻ em. Vào năm 2010, một người đàn ông lái chiếc BMW đã lùi ra khỏi một chỗ đậu xe và vô tình đụng phải một cậu bé 3 tuổi, cảnh quay an ninh cho thấy, thay vì kiểm tra xem cậu bé có ổn không, người đàn ông tiếp tục lăn xe qua hộp sọ của cậu bé nhiều lần trước khi lái xe đi.
Có thể thấy, tâm lý hành vi “đâm tới chết” không chỉ xảy ra ở Trung Quốc mà còn rất nhiều tài xế ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi hành vi này. Nhiều tài xế sẵn sàng đâm tới chết khi phát hiện nạn nhân vẫn còn “thoi thóp” vì tâm lý thà bồi thường tiền mai táng phí hơn là lo tiền chăm sóc nạn nhân cả đời.
Án lệ ngày 30/2020 về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thông qua và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA.
Tình huống giao thông là sau khi bị cáo gây tai nạn, bị cáo dừng xe và kiểm tra thấy nạn nhân nằm dưới gầm ô tô nhưng không xác định được còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục cán lên người nạn nhân. Hậu quả là khiến nạn nhân bị vỡ xương sọ và tử vong.
Theo bản cáo trạng, chiều ngày 31-5-2016, Phan Đình Q. điều khiển ô tô tải (BKS 38C-073.05) đi trên quốc lộ 1A. Do Q. bất ngờ điều khiển xe rẽ phải nhưng không quan sát kỹ nên va chạm với xe máy điện (BKS 38MĐ1-218.54) do em Hoàng Đức P. điều khiển chạy cùng chiều.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam. (Ảnh minh họa).
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Q có xuống xe và thấy dưới gầm xe có người nhưng không biết còn sống hay đã chết. Q. liền cài số 1 để xe chèn qua nạn nhân, dẫn đến nạn nhân tử vong.
Trước đó, Q bị VKSND huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh truy tố tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Sau đó, căn cứ theo tính chất của vụ án, TAND huyện Kỳ Anh xử sơ thẩm đã trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát (VSK) để chuyển hồ sơ lên cấp tỉnh điều tra, truy tố, xét xử Q. về tội giết người.
Xử lý sơ thẩm lần 2, tòa án TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt bị cáo Q. 12 năm tù về tội giết người. Tuy nhiên, bản án này tiếp tục bị Viện KSND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị. TAND huyện Kỳ Anh xử sơ thẩm đã trả hồ sơ cho VKS để chuyển hồ sơ lên cấp tỉnh điều tra, truy tố, xét xử Q. về tội giết người.
Hành vi phạm tội của bị cáo là hành vi đê hèn, muốn nạn nhân chết hẳn rồi mới đi tiếp. Theo VKS, việc bị cáo không thừa nhận hành vi giết người của mình chỉ nhằm trốn tránh trách nhiệm.
Dựa trên tính chất, mức độ của hành vi phạm tội TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt Q. 13 năm 6 tháng tù về tội giết người. Tòa cũng buộc truy thu số tiền 200 triệu đồng do gia đình bị cáo đã bán xe ô tô do Q. phạm tội.
Hành vi “đâm cho đến chết” đã được đưa vào án lệ và áp dụng từ ngày 15-4.
(Nguồn ảnh: Internet)