1. Dụng cụ tự vệ hợp pháp
Tuy là dụng cụ tự vệ nhưng tài xế cần chú ý lựa chọn những đồ vật được phép mang theo trên xe, nói cách khác là dụng cụ tự vệ hợp pháp.
Chai xịt khử mùi, thuốc muỗi
Dụng cụ tự vệ hiệu quả cho các bác tài xế xe ô tô
Các bình, chai xịt khử mùi, xịt muỗi, phun hương có thể mang theo trên xe để phục vụ cho mục đích cá nhân mà còn có tác dụng tự vệ. Những thứ này chủ yếu để tên cướp, côn đồ bị bỏng rát, cay mắt do hoá chất lạ xịt vào mắt. Sau đó, chúng ta cần nhanh chóng thoát khỏi xe tìm sự trợ giúp của người khác.
Giá thành của những sản phẩm này khá đa dạng, từ vài chục đến vài trăm nghìn tuỳ theo dung tích, chất lượng khác nhau. Người dùng có thể dựa theo nhu cầu cá nhân để lựa chọn.
Thiết bị báo động cá nhân
Gắn các dụng cụ báo động cá nhân có thể phát ra âm thanh to để gây sự chú ý của những người xung quanh. Hành động này cũng khiến các tay côn đồ phải dè chừng và từ bỏ ý định xấu. Tuy nhiên, vật dụng này sẽ trở nên vô tác dụng khi hung thủ thực hiện tại đoạn đường vắng vẻ, ít người qua lại.
Đèn pin tự vệ
Dụng cụ này cần lựa chọn loại đèn có khả năng rọi ở công suất cao mới khiến cướp bị chói mắt, đồng thời nhanh chóng sử dụng nó như một cây côn, gậy để phản đòn, đánh ngược lại côn đồ. Một số loại đèn hiện nay được trang bị sẵn các rãnh cưa quanh thân đèn giúp tăng độ sát thương trong mỗi cú đánh.
Móc khóa tự vệ
Loại móc khoá này thực chất là một thanh kim loại rỗng ruột, khá ngắn chỉ khoảng 10 – 15 cm. Lưu ý lái xe không được sử dụng đầu móc có lưỡi dao vì như vậy là phạm pháp. Với dụng cụ này, tài xế chỉ cần móc ngón trỏ vào xâu khoá, cầm chắc thanh sắt và đập mạnh vào đối thủ. Đương nhiên, khi đã áp dụng cách này nghĩa là bạn chọn cách đối đầu với côn đồ, nếu chúng mạnh hơn có thể sẽ không còn an toàn cho bạn.
Côn nhị khúc – côn tam khúc
Trong Luật sửa đổi bổ sung năm 2012, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA quy định các loại côn không còn là dạng hung khí như trước nên ta có thể sử dụng. Côn nhị khúc, tam khúc có cấu tạo bằng sắt, thép được coi là dụng cụ thể thao, thường có khả năng tách nối, tháo ra rất tiện lợi. Đặc biệt là độ sát thương của côn không cao, chủ yếu là gây đau.
Song, các lái xe cần lưu ý việc cất giấu, mang côn các loại theo người công khai để tự vệ là phạm pháp nhưng nếu chỉ mang đi với mục đích tập luyện thể thao thì không bị coi là phạm pháp.
Ống sắt, thép, inox
Ống thép, sắt có độ sát thương rất tốt, có thể bảo vệ được cho tài xế trong trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không khống chế tốt hoặc đánh trúng điểm yếu của đối phương có thể gây chết người hoặc nếu bị kẻ cướp giành lấy và sử dụng đều rất nguy hiểm cho bản thân.
Vợt cầu lông – vợt tennis
Các loại vợt này được cấu tạo từ cốt lõi và các đoạn nhựa, thậm chí là thép chịu lực. Muốn có tác dụng bảo vệ tốt, bạn nên chọn loại vợt có phần khung sắt thật chắc chắn và bền. Giá thành của nó khá đa dạng để khách hàng lựa chọn.
Thắt lưng
Thắt lưng, đặc biệt là bằng da thường rất sẵn trên người các nam tài xế, có thể sử dụng để khoá tay đối tượng côn đồ nếu sử dụng đúng cách. Hơn nữa, lực quật của nó cũng rất mạnh, đủ để áp chế kẻ côn đồ. Tuy nhiên, nếu đeo trên người cũng khó để lấy bảo vệ kịp, tốt nhất nên có sẵn một chiếc thắt lưng cất trong xe.
II. Dụng cụ tự vệ trái pháp luật
Ngoài những dụng cụ có thể đem theo trên xe như trên, các bác tài xế cần chú ý không nên mang theo những vật trái pháp luật. Nếu không may bị CSGT hay lực lượng cơ động kiểm tra sẽ rơi vào vòng lao lý hoặc bị phạt.
Baton – gậy dũ
Loại này còn được gọi là dùi cui thép, có đặc điểm nhỏ gọn nhưng sát thương lớn. Chỉ cần hất mạnh, độ nhọn của que sẽ dài ra gấp 3, 4 lần ban đầu. Tuy nhiên, loại dùi cui này bị coi là một hung khí, thuộc danh mục “Công cụ hỗ trợ”, theo Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bị cấm sử dụng nếu không được cho phép.
Bình xịt hơi cay
Bình xịt hơi cay dùng rất đơn giản, tự vệ tốt hơn cả các loại bình xịt hương, xịt muỗi, khí phun ra từ loại bình này có chứa các hoạt chất ức chế tinh thần, tạo cảm giác khó chịu, cay nóng, bỏng rát,… Thậm chí nó còn có thể gây mù mặt, giảm khả năng thấu thị nếu sử dụng loại không đạt chuẩn an toàn.
Do đó, bình xịt hơi cay bị xếp vào dạng vũ khí được quản chế, nằm trong danh mục “công cụ hỗ trợ” mà chỉ có quân đội hay cảnh sát mới được quyền sử dụng.
Kìm chích điện – đèn pin phóng điện
Loại này có cường độ điện rất cao, ít nhất từ 5000V trở lên, có thể gây tê liệt một người khoẻ mạnh chỉ bằng một cú chạm. Xuất xứ của dụng cụ này thường từ Trung Quốc, Đài Loan và giá bán cũng khá rẻ. Song pháp luật Việt Nam cũng quy chúng vào loại công cụ hỗ trợ lực lượng an ninh, công dân bình thường bị hạn chế sử dụng nên nếu ai sử dụng sẽ bị coi là phạm pháp.
Tay gấu – nắm đấm thép
Tay nắm đấm này bắt buộc người tự vệ phải sử dụng sức lực, nắm đấm của bản thân để chống lại đối tượng xâm phạm. Tuy nhiên, nắm đấm thép cũng có tên trong danh mục “Vũ khí thô sơ”.
Dao găm
Khi sử dụng dao găm có lưỡi cưa, lưỡi lê,…thì sẽ bị coi là phạm pháp vì nó thuộc loại “Vũ khí thô sơ”. Công dân Việt Nam không được mang theo các loại dao này trên xe, trên người.
(Ảnh: giaothong247.net)