Cụ thể, tại điểm d, khoản 7, điều 30 về Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ có ghi:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
…
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;
…
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;”.
Như vậy, nếu chủ xe thay đổi địa chỉ mà không thay đổi thông tin trên Giấy Đăng Ký có thể bị xử phạt nặng, tùy theo tình hình thức tế mà người vi phạm giao thông có thể bị xử phạt từ 2.000.000-4.000.000 đồng với cá nhân, 4.000.000-8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Giấy đăng ký xe ô tô hiện hành (ảnh minh họa)
Nghị định 100/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2020, nghị định được dùng để thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó có rất nhiều điểm mới như bổ sung các lỗi phạt và tăng mức xử phạt trong 16 trường hợp như: Vượt đèn đỏ, thắt dây an toàn, nồng độ cồn, xi nhan, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, GPLX, đăng ký xe, lấn vạch kẻ đường, dừng/đỗ sai quy định, đi ngược/lùi trên đường cao tốc, gương chiếu hậu, dùng điện thoại/nghe các thiết bị âm thanh…
Dưới đây là những điểm đáng chú ý:
Mới chỉ vài ngày đầu áp dụng, nhiều người dân đã cảm thấy choáng váng vì mức xử phạt và hình thức xử phạt đã nặng hơn nhiều lần so với trước, nhưng cũng thể hiện được tính răn đe và nghiêm khắc của pháp luật.