Đỗ xe trước cửa nhà: Cư xử với nhau ra sao để thể hiện văn hóa?
Vụ việc chiếc Ford Ranger đỗ trước cửa nhà dân bị tạt sơn nham nhở, khó có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu vừa mới xảy ra khiến nhiều người bất bình. Thay vì phê phán chủ xe, cộng đồng mạng lại lên án hành động “cạn tình” của chủ nhà.
Từ người đáng bị phê phán trong nháy mắt trở thành kẻ đáng thương
Cần nói rằng, nếu đoạn đường không có biển cấm dừng/đỗ xe thì tài xế đậu xe là không phạm luật. Theo Luật sư Chung – Đoàn Luật sư Hà Nội chia sẻ, người điều khiển phương tiện giao thông không được phép dừng/đỗ xe tại các vị trí nêu tại Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 gồm:
Ngoài ra, người điều khiển ô tô khi dừng/đỗ xe trên đường phố phải chọn vị trí sát lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình. Bánh xe không được cách lề đường, hè phố quá 0,25 m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trong trường hợp đường phố hẹp, phải dừng đỗ xe thì vị trí dừng đỗ cách xe ô tô đang đứng bên kia đường từ 20 m trở lên.
Người điều khiển không được phép dừng/đỗ phương tiện trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm đường điện thoại/điện cao thế, chỗ dành cho xe chữa cháy lấy nước. Không dừng/đỗ phương tiện tại lòng đường, hè phố trái quy định.
Nếu phát hiện tài xế đỗ sai quy định, chủ nhà nên gọi điện cho CSGT để yêu cầu xử phạt. Tùy từng trường hợp cụ thể, người vi phạm sẽ bị phạt từ 300-400 ngàn đồng hoặc 600-800 ngàn đồng.
Ngược lại, nếu chủ nhà mắng chửi, đập phá xe, gây tổn hại tinh thần, sức khỏe của chủ xe thì chủ xe có quyền kiện chủ nhà. theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, mức phạt cho hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác” từ 2- 5 triệu đồng.
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, chủ nhà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến chung thân khi gây thiệt hại lớn hơn 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trên hoặc đã bị kết án về hành vi cố ý hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, chủ nhà phá xe không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi những thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi hoàn toàn do tài xế.
Nên cư xử với nhau như thế nào cho đúng?
Vẫn biết việc đỗ xe dưới lòng đường là biện pháp bất đắc dĩ khi người điều khiển không thể tìm được bến/bãi đỗ xe xung quanh. Thế nhưng, tài xế cần lựa chọn vị trí đỗ để không gây ách tắc giao thông, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của người dân. Nếu có, hãy để lại số điện thoại liên lạc nhằm hạn chế những tối đa những tình huống đáng buồn khác.
Đối với những chủ nhà bị ô tô đỗ chắn ngang cửa, việc cần làm là giữ thái độ bình tĩnh để đưa ra lời nhắc nhở lái xe. Tuyệt đối không nên khóa xe, sơn, vẽ hoặc cạo sơn xe, đập kính, chọc lốp, phá gương hoặc có các hành vi cố ý hủy hoại tài sản, xúc phạm tài xế để tránh việc bị kiện ngược lại.
(Ảnh: cafeauto.vn)