[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Tiếp sau bài viết Những điều cần biết về remap động cơ và độ cảm biến chân ga với các khái niệm cơ bản liên quan đến nâng cấp hiệu năng (tuning performance) cho xe ôtô, nay mình xin tiếp tục chia sẻ thêm với anh em một vài khái niệm chuyên sâu hơn. Đó là về các giai đoạn nâng cấp sức mạnh cho xe, còn gọi là Tune hay Remap Stage 1 – Stage 2 – Stage 3. Định nghĩa cho từng giai đoạn – stage dưới đây dựa trên cách các Tuner nước ngoài thực hiện công đoạn đó và có kèm theo các phần mở rộng, chẳng hạn như độ turbo, độ phần cứng, độ ecu, ..v..v

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Stage 1

Tune Stage 1 ở đây nghĩa là làm tăng hiệu năng vận hành của động cơ nhưng không đụng tới phần cứng của động cơ. Ở Stage này đơn giản là tối ưu hóa để sử dụng hết tiềm năng của khối động cơ có thể sinh ra. Trong đó, không đụng tới phần cứng nghĩa là không chọt gì vô block máy, cam cò hay xy-lanh, piston này nọ. Thay vào đó, các thợ độ (Tuner) sẽ chọn cách nâng cấp các phần cứng liên quan cũng như remap phần mềm cho động cơ.

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Trước hết, các món đồ chơi có thể được nâng cấp trong Stage 1 gồm có:

  • Độ đường nạp gió (Intake Kit), hệ thống bầu gió (Air Intake) hoặc lọc gió hiệu năng cao (High Performance Air Filter), các thương hiệu thường gặp có K&N và BMC. Đây là phương phát đơn giản để tăng hiệu suất nạp, cũng như giảm hiệu ứng nhiễu của dòng không khí trong đường nạp (internal flow restriction). Về hiệu quả hút gió thì bầu gió Air Intake sẽ tốt hơn nhiều so với loại lọc gió hiệu năng cao. Tuy nhiên, độ ồn của bầu gió Air Intake sẽ lớn hơn đáng kể. Dĩ nhiên chi phí nâng cấp Air Intake cũng cao hơn kha khá.
  • Độ pô: ở đây pô zin thường đi qua 1 hay nhiều bầu lọc khí xả (Catalytic Converter) và nhiều bầu tiêu âm, dẫn đến giảm hiệu quả xả. Nếu phần độ đường nạp gió để giảm flow restriction cho đường nạp thì làm pô sẽ làm tăng hiệu quả đường xả. Còn làm pô như thế nào thì tùy xe tùy hãng pô nha.
  • Độ chip piggyback. Piggyback là gì, là vẫn sử dụng ECU nguyên gốc, kèm thêm một chip cặp nối tiếp giữa tín hiệu của các tín hiệu đầu vào từ động cơ (cảm biến turbo, cam, đánh lửa và nhiều tín hiệu khác) và ECU. Chip sẽ gửi tín hiệu đã được điều chỉnh lại đến ECU để điều chỉnh công suất xe cho bốc hơn. Trên thị trường hiện tại có nhiều lựa chọn từ cao cấp tới bình dân như: RaceChip, DTE, ECUShop, Datatec, ..v..v. Ở chỗ độ chip này nhiều bạn bán hàng và cả khách hàng hay nhầm lẫn giữa độ chip và Standalone ECU hay còn gọi là ECU độc lập. Chỗ này chút nữa mình sẽ giải thích thêm ngoài các stage này (*).

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?


Xe được hệ thống bầu gió (Air Intake) thay thế hoàn toàn cho hệ thống nạp gió zin của xe

Tiếp đến, các Tuner có thể dùng cách remap ECU. Cái này thì anh em có thể xem lại bài viết mình dẫn link bên trên để hiểu chi tiết hơn. Còn hiểu đơn giản thì remap tức là đọc map zin trong ECU của xe ra, tinh chỉnh lại cho theo ý mình thích, mà thường ý mình thích là: mạnh, bền, ít hao. Còn cụm từ remap stage 1, remap stage 2, ..v..v tí nữa sẽ đưa vô phần mở rộng phía sau (**).

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Audi A1 sau khi tuning stage 1, công suất tăng từ 125 thành 156 mã lực, tức tăng 24,8% (Nguồn)


Thông thường, Stage 1 tùy theo đồ nâng cấp và cách remap mà có thể tăng từ 5-35% công suất tùy theo dòng xe và động cơ. Nhớ là tùy theo xe và động cơ nha, không phải xe nào cũng ra số đó nha, nói kĩ chứ không anh em bắt bẻ ?

Stage 2

Đến Stage 2 thì có thể bao hàm luôn mấy món ở Stage 1, chip, lọc gió, pô này nọ và ở Stage này thì bắt đầu có can thiệp đến phần cứng động cơ. Ví dụ trên các xe bán tải máy dầu thì ở Stage 2 bắt đầu thay turbo, thay kim phun lớn, thay hệ thống làm mát khí nạp (intercooler) lớn hơn. Còn trên các xe động cơ hút khí tự nhiên (không turbo), Stage 2 có thể gắn thêm bộ tăng áp (turbo) hoặc bộ siêu nạp (supercharger) để tăng công suất.

Đồng thời cần remap lại ECU cho tương thích với phần cứng vừa nâng cấp thêm. Đó chỗ này xong mới gọi là remap Stage 2 nha. Chưa vô đồ gì chọt tới động cơ mà kêu Stage 1, Stage 2 thì là ngôn từ marketing thôi, tí nữa sẽ gom lại giải thích thêm cho mí bác hiểu (**).

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Porsche Cayman với động cơ turbo-boxer 2.5L sau khi nâng cấp bầu xả và remap Stage 2 tăng thêm 100 mã lực và 100 Nm (Nguồn)


Stage 3

Chủ xe nào chơi đến Stage 3 thì hardcore rồi. Thường tuning tới giai đoạn này là chơi hết bài. Nó có thể bao gồm stage 1, 2 hoặc là đập đi xây mới hoàn toàn luôn. Ở Stage này thì đụng chạm máy móc nhiều, công suất có thể tăng tùy theo độ chơi của chủ xe và mức độ cho phép của con xe và tay nghề của thèng Tuner nữa.

Tới đây thì anh em sẽ nghe ngôn ngữ quen thuộc như đôn dên, xoáy nòng, móc họng nạp bla bla bla, các từ ngữ này nghe quen thuộc trong giới xe máy nè. Ngoài ra, Stage 3 tùy theo mức độ nâng cấp mà ECU zin của xe có thể không tương thích được nữa với các tác vụ xử lý. Khi đó Tuner cần dùng ECU độc lập mới để đủ sức gánh sức mạnh mới của động cơ, anh em thường nghe gọi là Standalone ECU.

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Tổng thiệt hại cho gói nâng cấp Stage 3 của mcchi-DKR cho BMW M2 (F87) là $5.890, xe mạnh thêm 100 mã lực (Nguồn)


Giải thích cho phần (*) phía trên ở Stage 1, Standalone ECU đúng như cái tên của nó, là đứng một mình. Nó nhảy vô thì cắt bỏ ECU zin cái rụp, và anh cũng không thể sử dụng map zin của xe được nữa nhé. Phải build lại toàn bộ map từ đầu tới cuối.

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Lúc nãy mình có nói các bác bán chip hay nhầm lẫn là Standalone ECU là vầy: một số hãng sản xuất piggy back chip ví dụ như ECU Shop, họ cho phép khách hàng hoặc dealer cắm máy tính tự tinh chỉnh thông số theo ý mình. Tuy nhiên việc tinh chỉnh là vẫn chạy trên nền là con chip này nằm giữa ECU zin và động cơ xe. Nên vẫn gọi là piggy back chip. Còn bạn xài Standalone ECU thì phải người có trình độ rất cao mới build map cho chạy được, vì lúc đó cắt vứt ECU zin luôn.

ECU độc lập có lợi thế là xử lý nhanh hơn, cho phép theo dõi nhiều thông số hơn, không giới hạn dùng cho loại động cơ nào hết, miễn bạn hiểu bạn đang làm gì và bạn build cái xe như thế nào là được. ECU hoạt động tốt hay không còn phụ thuộc vô skill của Tuner nhé. Hiện tại có một số hãng cung cấp Standalone ECU khá nổi tiếng như Haltech hay Motec.

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Giải thích tiếp phần (**): remap stage 1, stage 2 bla bla bla. Đơn giản là vầy:
– Remap Stage 1 là mở hết tìềm năng của động cơ với cấu hình đã được bổ sung cho Stage 1.
– Remap Stage 2 là viết map cho động cơ vận hành đúng với cấu hình của Stage 2. Còn nếu anh em nghe nói remap Stage 2,3 thậm chí 4,5 mà xe thì zin đét đèn đẹt thì cái đó là ngôn từ marketing thôi. Ví dụ giờ con bán tải Nissan Navara 160 mã lực. Remap Stage 1 khai thác hết được tiềm năng của nó tăng được 80 mã lực chẳng hạn. Tùy người Tuner, cứ 20 mã lực họ chia ra 1 stage, thế là 80 mã lực phải thực hiện và trả tiền thành 4 stage. Cái này anh em sẽ hay gặp ở các lò độ bên Thái.

[Độ xe] Tìm hiểu các giai đoạn nâng cấp công suất xe hơi: Stage 1 - 2 - 3 khác nhau ra sao?

Tổng hợp, Tham khảo Passio Tuning
Hình ảnh FB Brian Pham

TIN LIÊN QUAN

Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu là con số may mắn thì sẽ mang đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại, những con số xui xẻo sẽ mang lại những điềm xấu. Cùng xem ý nghĩa biển số xe phong thủy…

Xem chi tiết: Biển số xe phong thủy mới nhất 2021

Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Đèn pha không hoạt động bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, đơn giản thì là cầu chì cháy, phức tạp hơn là hỏng cả hệ thống điện.

Xem chi tiết: Đọc ngay cách nguyên nhân chính khiến đèn pha ô tô không hoạt động

Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Giá của những chiếc xe Hyundai Elantra 2016 đang trong khoảng 500-550 triệu, ngang ngửa giá Toyota Vios đời mới.

Xem chi tiết: Hyundai Elantra 2016 dùng 5 năm, giữ giá tốt hơn Toyota Corolla Altis cùng đời

Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Kể cả người lái xe lâu năm cũng chưa chắc đã nắm hết tất cả các chi tiết hữu dụng của xe như các khe nhỏ trên bảng táp lô, các ký hiệu phía mặt trong cửa xe, biểu tượng vị trí nắp bình xăng...

Xem chi tiết: Bạn có chắc mình đã biết hết những chi tiết này trên xe ô tô?

Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Ngoài động cơ cần thay nhớt theo chu kỳ thì vẫn còn một số chi tiết khác cần để ý châm thêm chất bôi trơn để đảm bảo sự mượt mà, cho trải nghiệm tốt khi vận hành.

Xem chi tiết: Thay nhớt còn dư, tận dụng thế nào cho hợp lý

Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Vô lăng được đặt lệch một bên có lợi nhiều hơn khi ra vào xe, quan sát các chướng ngại vật phía trước và trong các tình huống muốn vượt xe khác.

Xem chi tiết: Tại sao vô-lăng không được đặt chính giữa ô tô?

Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Đèn tự động là tính năng được nhà sản xuất trang bị thêm trên xe nhằm giúp giảm thiểu các nguy hiểm trong trường hợp bác tài quên bật đèn khi trời tốt.

Xem chi tiết: Đèn tự động trên xe ô tô là gì ? Công dụng và cách sử dụng

Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Xu hướng chuyển dịch từ xe gầm thấp lên xe gầm cao của người Việt đang ngày càng rõ nét. Bằng chứng là hàng loạt mẫu xe crossover đô thị mới thi nhau ra mắt và không ít cái tên trong số đó thường xuyên lọt top bán chạy.

Xem chi tiết: Mua được xe gầm cao nào tại Việt Nam với 700 triệu trong tay

Ô tô hỏng nặng vì bà chủ đi 3 năm không thay đầu

Bí quyết khắc phục ngay tình trạng ô tô bị ì máy khi tăng tốc

Tăng giảm ga đột ngột khiến xe xuống cấp nhanh cỡ nào?

'Thánh lật' Toyota Fortuner TRD Sportivo 2016 có đáng mua sau 5 năm sử dụng?

Tổng hợp những bộ phận ô tô dễ hư hỏng vào mùa hè

Tổng hợp những nâng cấp rất cần thiết cho ô tô bản thiếu

Ô tô kinh doanh không đổi biển số vàng sẽ bị phạt tới 8 triệu VNĐ

Từ 1/3: Áp dụng hàng loạt quy định mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất