Bằng chứng kiếm đâu ra?
Một trong những lỗi khá nhiều tài xế dính phải khi lái xe vào ban đêm đó là không sử dụng đèn chiếu sáng. Nếu không bật đèn thì còn chấp nhận được, nhưng trớ trêu thay, nhiều trường hợp nó bị hư lúc nào mà bản thân họ cũng không hay.
Tất nhiên, không ai kiểm soát được khả năng hỏng hóc của trang bị này trên xe. Lúc đó dù có giải thích thế nào thì công an cũng chẳng thể tin tưởng. Vì lúc này họ cho rằng xe lưu thông trên đường, đồng nghĩa với việc nó đã đáp ứng được tiêu chuẩn đăng kiểm xe ô tô. Đèn chiếu sáng là một trong các hạng mục quan trọng nhất nên càng bị kiểm tra kỹ.
Thế là tài xế bị xử phạt theo Điểm d Khoản 1 của Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định ô tô tham gia giao thông phải bảo đảm đầy đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
Trong trường hợp này, chỉ duy nhất một điều đó là tài xế có bằng chứng chứng minh đèn xe bất ngờ bị cháy mà bản thân không biết thì mới được cơ quan chức năng bỏ qua. Tuy nhiên, việc này rất khó nên phần lớn đều ngậm đắng nuốt cay ký vào biên bản.
Trước khi lái xe hãy kiểm tra đèn
Để không dính phải lỗi bị xử phạt trên thì tốt nhất tài xế nên kiểm tra trước bộ phận này có hoạt động không rồi hãy lên đường. Đừng để nộp tiền oan bởi sự bất cẩn của mình.
Ngoài ra, cần chú ý bảo dưỡng bộ phận này kỹ lưỡng bởi nó rất dễ bị hỏng hóc. Theo nhiều tài xế lâu năm kinh nghiệm thì đèn pha thường hay gặp trục tặc do cháy cầu chì. Nó cũng tương tự như mạch điện ở nhà. Góp phần hạn chế điện tích quá nhiều.
Ngoài ra, hệ thống dây điện gặp vấn đề cũng khiến cho đèn xe không hoạt động được. Thông thường nếu dây bị đứt do chuột cắn, bị ăn mòn sẽ không thể truyền năng lượng điện hiệu quả. Biểu hiện của nó là đèn sẽ nhấp nháy thường xuyên hơn. Nếu để lâu có thể khiến nó bị cháy.
Bên cạnh đó, việc sử dụng bóng đèn liên tục trong nhiều giờ lâu dần khiến tuổi thọ của bộ phận này bị giảm đi đáng kể. Đối với hầu hết các mẫu xe sử dụng bóng đèn halogen có dây tóc vonfram mỏng thì nó dần dần sẽ cháy hết và cần thay thế. Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất thì trung bình sau 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm, tài xế nên cân nhắc thay bóng đèn.
Đặc biệt, nếu phải thường xuyên lái xe trên những cung đường phức tạp, gập ghềnh thì bóng đèn càng mau xuống cấp hơn. Tài xế nên chú ý thay mới bóng đèn nếu có những biểu hiện hư hỏng. Theo tìm hiểu của CafeAuto thì giá của bóng đèn ô tô hiện nay rất đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng. Rẻ thì từ vài chục đến mấy trăm nghìn đồng.
Đặc biệt chú ý, tài xế cũng nên cân nhắc khi độ lại hệ thống đèn xe trên ô tô. Việc này không chỉ gây khó chịu, nguy hiểm cho người đi đường mà còn bị cơ quan chức năng xử phạt. Thậm chí, tài xế còn bị từ chối đăng kiểm đối với những phương tiện này.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng đối với lỗi không có đủ đèn chiếu sáng xe ô tô khi lưu thông từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Điểm a, Khoản 3, Điều 16 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi lắp thêm các loại đèn chiếu sáng ô tô ngoài thiết kế của nhà sản xuất, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. |