Mỗi một bộ phận trên xe ô tô sẽ có tần suất hoạt động khác nhau do đó mà tuổi thọ của chúng cũng khác nhau. Việc hiểu rõ tuổi thọ của từng bộ phận sẽ giúp các bạn kịp thời thay thế và bảo dưỡng đúng thời gian để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất. Sau đây là danh sách thống kê tuổi thọ của các bộ phận xe ô tô mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc giả.
1. Động cơ xe
Động cơ xe
Động cơ là linh hồn của cả chiếc xe, muốn vận hành tốt thì xế hộp của bạn phải có một khối động cơ mạnh mẽ và bền bỉ. Động cơ hoạt động liên tục khi xe di chuyển, dù được nhận xét là một trong những bộ phận có tuổi thọ cao bậc nhất nhưng việc xảy ra trục trặc là không thể tránh khỏi.
Tùy vào tần suất di chuyển và cách bảo dưỡng xe của từng người thì sẽ có tuổi thọ động cơ khác nhau. Những chiếc xe chỉ chủ yếu dùng để đi lại trong thành phố, thường xuyên bảo dưỡng định kỳ thì động cơ sẽ bền hơn. Có thể vận hành tốt trong khoảng vài chục năm. Còn đối với những chiếc xe hay đi đường xa, đồi núi thì tuổi thọ sẽ ngắn hơn một chút.
2. Đèn pha xe
Đèn pha xe là bộ phận chiếu sáng giúp đảm bảo an toàn, giúp người lái quan sát rõ hơn khi di chuyển vào ban đêm. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn cho tài xế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn pha khác nhau được lắp đặt trên nhiều mẫu xe. Nổi bật đó là: Đèn HID (còn gọi là đèn Bi Xenon), đèn Halogen và đèn LED.
Tuổi thọ của đèn pha ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau ví dụ tần suất sử dụng, đường điện hay tần suất va chạm của xe. Mỗi một dòng sẽ có tuổi thọ khác nhau, cụ thể đối với đèn HID có thể sử dụng khoảng 2000 giờ, đèn halogen là 1000 giờ và đèn Led cao nhất với khoảng 3000 giờ.
3. Má phanh
Má phanh
Phanh xe là hệ thống an toàn quan trọng bậc nhất. Phanh giúp kìm hãm tốc độ theo ý muốn của tài xế khi điều khiển phương tiện. Nếu phanh bị hư hỏng thì sẽ vô cùng nguy hiểm, do đó các bạn nắm bắt được tuổi thọ của phanh xe để kịp thời thay thế.
Trong đó má phanh là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất, tuổi thọ của nó phụ thuộc vào cách sử dụng của tài xế. Nếu xe chở tải nặng, thường xuyên đạp phanh liên tục thì má phanh sẽ nhanh bị mòn và hư hỏng. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của má phanh theo các chuyên gia nhận xét là khoảng từ 120.000km – 150.000km. Quãng đường này tương đương với khoảng từ 3 đến 5 năm sử dụng xe. Còn đối với những trường hợp xe di chuyển nhiều thì thời gian đó có thể rút ngắn xuống còn khoảng 2 năm
4. Hộp số
Hộp số ô tô là bộ phận truyền sức mạnh từ động cơ đến hệ dẫn động. Do đó đóng vai trò quan trọng trong vận hành xe. Tuy nhiên, về tuổi thọ hộp số thì không có con số chính xác để định mức bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: chất lượng sản xuất, dầu bôi trơn và cách bảo dưỡng
Những chiếc xe thường xuyên bảo dưỡng, bôi trơn thì sẽ đảm bảo chất lượng hộp số tốt hơn. Như vậy, bạn có thể làm tăng tuổi thọ của hộp số. Trong thực tế, có những trường hợp xe taxi, mặc dù phải vận hành rất nhiều nhưng vẫn có thể di chuyển quãng đường lên tới trên 500.000km mà không phải thay mới hộp số
5. Cảm biến động cơ
Cảm biến động cơ
Cảm biến động cơ là bộ phận không thể thiếu nếu muốn xe khởi động tốt, tốc độ đều. Theo nhận định của các chuyên gia thì động cơ có tuổi thọ trên 250.000km di chuyển.
Khi cảm biến bị trục trặc thì đèn báo sẽ phát sáng để thông báo tới người dùng kịp thơi thay mới. Để gia tăng tuổi thọ của cảm biến các chủ xế hộp cần vệ sinh làm sạch các chất bẩn bám vào đầu dò
6. Bộ phận bơm nhiên liệu
Bơm nhiên liệu là bộ phận giúp bơm xăng/dầu vào kim phun để truyền nhiên liệu vào buồng đốt đảm bảo quá trình vận hành của xe. Theo hãng sản xuất thì tuổi thọ của bộ phận này lên đến 6 -8 năm. Trong quá trình sử dụng xe có thể gặp trục trặc các bạn chỉ cần vệ sinh và sửa chữa là có thể tiếp tục dùng.
Để kéo dài tuổi thọ của bộ phận bơm nhiên liệu tài xế không nên để bình cạn xăng, mức xăng tốt nhất là ở một phần tư bình
7. Bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu
Nếu như những bộ phận kể trên đều có tuổi thọ khá bền thì với bộ lọc dầu tuổi thọ được xem là ngắn bậc nhất trong xe. Thiết bị này đóng vai trò loại sạch các cặn bẩn để dầu bôi trơn hoạt động hiệu quả hơn. Hầu hết khách hàng đều được khuyến khích nên thay lọc dầu sau khoảng 3 tháng sử dụng với xe đi nhiều và nửa năm với các xe đi ít hơn. Còn nếu tính trên quãng đường, chủ xe nên thay lọc dầu sau khoảng 2 lần đổi dầu xe, tương đương với 10.000km đến 16.000km.
Trên đây là Danh sách thống kê tuổi thọ của các bộ phận xe ô tô mà chủ xe nên biết để có thể kịp thời bảo dưỡng và thay thể đảm bảo quá trình vận hành luôn được diễn ra thuận lợi. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả nhiều kiến thức bổ ích.