Những khác biệt chung
Đầu tiên là chúng ta thấy điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa các loại bóng đèn này là màu sắc và cường độ ánh sáng do đèn LED, Xenon và đèn pha Halogen tạo ra. Đèn LED có màu sắc vào khoảng 6000k trở lên, và có thể phát ra các ánh sáng trắng ban ngày.
Đèn Xenon phát ra ánh sáng vào khoảng 4.500 độ K, trong khi đèn Halogen chiếu ra các tia sáng màu vàng với nhiệt độ vào khoảng 3.200 độ K. Đèn LED chiếu sáng tốt hơn các biển báo trong đêm, đèn Xenon chiếu sáng tốt ở hai bên đường.
Đèn LED và đèn Xenon cho vùng ánh sáng lớn hơn trên đường trong khi đèn Halogen chỉ cung cấp một vùng ánh sáng màu vàng nhỏ trước đầu xe. Trong khi đó, đèn LED ít gây lóa hơn đèn Xenon, tiêu thụ điện năng thấp và tuổi thọ cao nhưng thường đi kèm với một mức giá cao hơn.
Nhìn chung, đèn LED có cấu tạo khá phức tạp, khó sửa chữa hơn đèn Xenon và Halogen. Trong khi đó, đèn Laser chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây và thường có mặt trên các mẫu siêu xe hay trên những mẫu xe hạng sang đầu bảng.
Đánh giá ưu nhược điểm của đèn Halogen, LED, Xenon và Laser
1. Đèn Halogen
Đây là loại đèn được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp ô tô và có mặt trên hầu hết các mẫu xe ngày nay, từ hạng phổ thông cho đến các mẫu xe cao cấp. Bóng đèn Halogen được làm bằng một lớp vỏ thủy tinh chịu được nhiệt độ cao, một loại khí thường và một dây tóc vonfram.
Đèn pha Halogen hiện đang là lựa chọn phổ biến nhất trong ngành công nghiệp xe hơi, lý do giá rẻ và chất lượng tốt. Một bóng đèn Halogen có tuổi thọ khoảng 1.000 giờ trong điều kiện bình thường và có chi phí thay thế rẻ. Bên cạnh đó, bóng đèn Halogen có ưu điểm là chúng cũng dễ dàng thay thế và sửa chữa.
Nhược điểm đèn Halogen là tạo ra một lượng nhiệt lớn nhưng không chuyển hóa thành quang năng, dẫn đến việc lãng phí năng lượng.
2. Đèn Xenon
Tên gọi này xuất phát từ thực tế là bóng đèn này chứa đầy xenon (khí), nhờ đó chúng tạo ra ánh sáng trắng đặc trưng. Khi đó, dòng điện chạy qua chất khí này, không có dây tóc để nóng và cháy lên, bóng đèn Xenon thường có tuổi thọ cao hơn bóng đèn Halogen.
Ô tô có đèn pha Xenon phải được trang bị cơ cấu rửa (phun nước). Điều này là do các vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn như bụi bẩn có thể làm phân tán ánh sáng phát ra từ đèn pha Xenon, do đó làm chói mắt những người lái xe khác trên đường.
Thực tế là đèn pha Xenon có tuổi thọ cao hơn đèn Halogen (khoảng 2000 giờ trong điều kiện bình thường), ánh sáng chúng tạo ra cũng sáng hơn, điều này đặc biệt quan trọng khi lái xe ban đêm.
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, đèn pha Xenon không chỉ sáng hơn mà ánh sáng chúng tạo ra còn đồng đều hơn so với đèn pha halogen, hạn chế sự phân tán ánh sáng, do đó cho bạn tầm nhìn tốt hơn.
Nhược điểm lớn nhất của đèn pha Xenon là độ phức tạp của chúng, vì chúng đòi hỏi sự phức tạp hơn và do đó, các bộ phận đắt tiền hơn đèn pha Halogen. Hơn nữa, điều đó có nghĩa là việc thay thế chúng sẽ tốn kém hơn nếu chúng bị hỏng.
3. Đèn LED
Nguyên ý hoạt động của đèn LED không dễ giải thích, nhưng tóm lại, cách chúng hoạt động dựa trên một dòng điện liên tục chạy qua chất bán dẫn. Bóng đèn LED có nhiều hình dạng khác nhau và chúng có thể phát ra ánh sáng có nhiệt độ màu không giống nhau.
Đèn LED ngày càng trở thành một lựa chọn phổ biến, do chúng sử dụng ít năng lượng và hoạt động thông qua các đi-ốt phát ra ánh sáng. Theo tính toán, bóng đèn LED tiêu thụ năng lượng ít hơn 10 lần so với bóng đèn Halogen. Đây cũng là lý do mà một số mẫu xe Hybrid sử dụng công nghệ đèn LED chứ không phải đèn Halogen.
Một ưu thế khác của đèn LED là nhờ kích thước nhỏ, chúng có thể được thiết kế theo bất kỳ hình dạng nào. Điều này góp phần giúp nhà sản xuất dễ dàng thiết kế phần đầu xe trở nên hấp dẫn hơn.
Đèn LED tạo ra ánh sáng mạnh hơn đèn Halogen và ánh sáng ấm hơn đèn Xenon. Hơn nữa, chúng cho phép điều chỉnh mức độ sáng khi lái xe, chẳng hạn mức sáng khi lái xe trong đô thị hoặc trên cao tốc, giúp giảm khả năng gây chói mắt người lái xe đi ngược chiều.
Nhược điểm loại này là mặc dù bóng đèn LED không phát ra nhiệt khi bật, không giống như bóng đèn Halogen, chúng tạo ra một lượng nhiệt nhất định ở dưới cùng của bộ phát, khi dòng điện đi qua, điều này gây nguy hiểm cho các cụm và cáp liền kề. Đây cũng là lý do đèn LED cần kết nối với hệ thống làm mát, điều này làm cho việc lắp đặt đèn LED trên ô tô trở nên khó khăn và tốn kém.
4. Đèn Laser
Đây là công nghệ chiếu sáng mới nhất trên hơi và chỉ có một số ít mẫu xe như BMW i8, Audi R8 được trang bị công nghệ này, cũng như tên gọi đèn Laser sử dụng tia laser để chiếu sáng đường. Như BMW đã giải thích, hệ thống laser của hãng sẽ hoạt động thông qua 3 tia laser màu xanh lam được đặt ở phía sau của cụm đèn pha, được hướng về một bộ gương nhỏ tập trung năng lượng của chúng vào một thấu kính nhỏ chứa khí phốt pho.
Sau khi tiếp xúc với chùm tia Laser, chất này tạo ra ánh sáng trắng hướng về phía trước của cụm đèn pha. Với thông tin nói trên, đèn pha Laser thực sự là kết quả của công nghệ dựa trên việc tạo ra ánh sáng thông qua phốt pho chứ không phải Laser.
Đèn pha Laser có thể tạo ra ánh sáng mạnh gấp 1.000 lần so với ánh sáng được tạo ra bởi công nghệ LED, trong khi chỉ sử dụng 2/3 công suất của nó. Đây là lý do tại sao đèn pha laser có thể chiếu sáng khoảng cách xa gấp đôi so với đèn pha LED. Hơn nữa, kích thước của đèn pha laze đủ nhỏ để tạo sự linh hoạt trong quá trình thiết kế.
Nhược điểm đèn pha laser là yêu cầu được làm mát, vì chúng tạo ra nhiều nhiệt hơn các đèn LED tương đương.
(Nguồn ảnh: Internet)