Chở quá số người quy định trên xe ô tô không chỉ khiến tài xế bị phạt tiền mà còn tiềm ẩn nguy hiểm tai nạn cho mình và các phương tiện xung quanh.

Nguy hiểm khi chở nhiều người trên xe ô tô

Trước và sau dịp lễ Tết, chúng ta thường bắt gặp cảnh tài xế xe khách hay phụ xe cố nhồi nhét nhiều người trên xe để kiếm thêm tiền. Không chỉ xe khách, các tài xế lái những chiếc xe ô tô khác cũng đôi khi chở quá số người quy định mà không lường trước những hậu quả sẽ xảy ra. Hoặc họ cũng có thể đã biết những nguy hại cho xe và bản thân nhưng lại bất chấp mọi việc. 

Cố “nhồi thêm” khách, tài xế sẽ bị phạt đến 600.000 đồng





Nguy hiểm khi chở nhiều người trên xe ô tô

Theo kinh nghiệm lái xe của các chuyên gia, lái xe quá nặng do chở nhiều người hoặc do hành lý có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Biểu hiện rõ ràng nhất là chiếc xe của bạn sẽ chuyển động chậm chạp hơn bình thường. Cùng với đó, động cơ phải hoạt động nhiều hơn, làm tiêu hao nhiên liệu nhanh. 

Tiếp đến là những chi tiết trên xe. Phanh xe sẽ hoạt động khó khăn hơn, nguy hiểm khi có sự cố đột ngột xảy ra. Khung xe và ống xả sẽ bị xuống cấp dần nếu bạn thường xuyên chở quá nhiều người trên ô tô, vượt quá cân nặng cho phép trong thiết kế của xe. Ngoài ra, phần bánh xe sẽ bị ma sát với mặt đường nhiều hơn, hao mòn nhanh và phải thay thế tốn kém. Đặc biệt, các chi tiết sẽ hư hỏng nhanh chóng khi xe chạy trên đường đèo, dốc. 


Mặt khác, đèn pha trên xe cũng có thể bị lệch do trọng lượng trên xe quá lớn, gây chói mắt cho các tài xế lái phương tiện đối diện với xe bạn. 

Xử phạt vi phạm chở quá số người quy định trên xe ô tô

Số người quy định trên xe ô tô được ghi rõ trong giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Dưới đây là bảng quy định về số người được phép chở quá trên từng loại xe ô tô:

Loại xe ô tô Số người được chở quá
5-9 chỗ 1
10-15 chỗ 2
16-30 chỗ 3
> 30 chỗ 4

Trong trường hợp vượt quá số người quy định như bảng trên, tài xế sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng/số ngượi vượt quá mức trên theo khoản 2 điều 23, Nghị định 46/2016/NĐ-CP. 

Ngoài phạt tiền, tài xế còn bị xử phạt bổ sung theo quy định là tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở quá, thời hạn tước giấy phép lái xe của tài xế sẽ tăng lên thành 3-5 tháng. 


TIN LIÊN QUAN

Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Trường hợp dừng đỗ xe ô tô nơi có biển cấm dừng cấm đỗ, lực lượng CSGT có quyền kiểm tra và lập biên bản xử phạt dù người điều khiển phương tiện đã bật đèn cảnh báo.

Xem chi tiết: Vẫn bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ xe dù đã bật đèn cảnh báo?

Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Trường hợp vi phạm tốc độ lần thứ hai trở lên, CSGT sẽ có quyền áp dụng tình tiết tăng nặng để xử phạt.

Xem chi tiết: Vi phạm tốc độ lần thứ hai có bị áp dụng tình tiết tăng nặng?

Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp là lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với lỗi không bật xi nhan trong các trường hợp bắt buộc

Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan nếu muốn chuyển làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe,...

Xem chi tiết: Các trường hợp người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan

Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Các phương tiện không có biển số xe mà không thuộc trường hợp đăng kí tạm thời theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày từ ngày chuyển quyền sở hữu xe sẽ không được lưu thông. Nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết: Mức xử phạt trong trường hợp xe không có biển số

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Người có hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem chi tiết: Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xem chi tiết: Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt như thế nào?

Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đã tăng mạnh theo quy định ở Nghị định 100.

Xem chi tiết: Người không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ bị phạt như thế nào?

Bạn đã hiểu rõ những hiệu lệnh của cảnh sát giao thông?

Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thẩm quyền của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự trong việc xử phạt vi phạm giao thông?

Cảnh sát cơ động có được phép dừng xe ngay cả khi không vi phạm luật giao thông?

Dừng đăng kiểm ô tô biển ngoại giao quá hạn nhưng chưa sang tên

Quyền hạn của cảnh sát cơ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Cảnh sát cơ động có quyền xử lý vi phạm giao thông không?

Mức xử phạt đối với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất