Nhiều lái xe trên cao tốc trong trường hợp bất ngờ gặp sự cố về xe hay có những trường hợp bất khả kháng như gặp vấn đề về sức khỏe thường thắc mắc rằng liệu họ có thể dừng ở lề đường hay không. Thực tế, theo Điều 26 của Luật Giao thông đường bộ, người lưu thông trên đường cao tốc chỉ được dừng, đỗ xe ở các khu vực được quy định. Trong trường hợp buộc phải dừng đỗ xe ở khu vực không được quy định thì phải đưa xe khỏi khu vực xe chạy và có báo hiệu để xe đằng sau biết.
Nói cách khác, chủ xe được đưa xe khỏi phần đường xe chạy mà ở đây là các điểm phình ra bên lề đường phía tay phải trong các trường hợp bất khả kháng. Lưu ý rằng chỉ áp dụng với trường hợp khẩn cấp và buộc phải dừng xe.
Ngoài ra, khi dừng đỗ thì chủ xe phải đặt biển cảnh báo nguy hiểm và gọi cứu hộ để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác. Trong trường hợp lái xe cố tình dừng đỗ khi không gặp trường hợp bắt buộc thì sẽ bị xử phạt từ 800.000 – 1.200.000 triệu đồng vì hành vi không chấp hành quy định dừng đỗ xe trên cao tốc, chiếu theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Có được dừng đỗ trên đường cao tốc?
II/Các lỗi sai điển hình khi dừng đỗ xe trên cao tốc
Dừng xe không đúng làn
Thông thường lái xe thường cho rằng chỉ có thể tiến hành dừng đỗ xe khi xe bị hỏng thì mới không bị phạt. Tuy nhiên, có một số trường hợp lái xe buồn ngủ, nếu tham gia giao thông có thể không làm chủ được phương tiện, gây nguy hiểm cho bản thân và những người đi đường khác. Vậy nên trong tình huống này, lái xe có thể lái xe vào các làn dừng khẩn cấp (đoạn đường mở rộng bên phía tay phải) hoặc lề đường để tiến hành nghỉ ngơi.
Trong một số trường hợp xe gặp vấn đề không thể di chuyển đến lề đường hoặc làn dừng khẩn cấp thì bạn phải cố gắng đưa xe ra khỏi phần đường chính và báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, đặt biển phản quang để cảnh báo các xe khác.
Thực tế, việc xử phạm hành chính vì dừng đỗ xe trên cao tốc không có biển báo hiệu nguy hiểm có thể bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồn (Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), nhưng nguy hiểm hơn là nó gây ảnh hưởng tới an toàn của bạn và những người khác.
Khi tham gia cao tốc, ngoài các quy định về đỗ xe thì bạn cũng nên tìm hiểu về các quy đinh chuyển làn, giảm tốc hay khi ra khỏi cao tốc để tránh bị phạt oan hay gặp nguy cơ va chạm với người khác.
Dừng xe không có biển báo phản quang
Có nhiều trường hợp lái xe phải dừng khẩn cấp vì các lí do như mệt mỏi hay người nhà gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, kể cả khi bật đèn khẩn cấp thì nhiều người vẫn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì vi phạm dừng đỗ xe trên cao tốc. Số tiền bị phạt là từ 5-6 triệu đồng theo điểm c khoản 7 Điều của Nghị định 46/2016, kèm theo đó là việc tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Nguyên nhân là do người dùng không đặt biển báo nguy hiểm theo quy định.
Như vậy, nếu đã xác định tham gia cao tốc bạn nên có sẵn các biển báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn và tránh bị phạt tiền khi lưu thông.
Hiểu nhầm về đảo cứu hộ
Nhiều lái xe cho rằng khu vực đảo cứu hộ trên đường cao tốc là khu vực xe được dừng đỗ thoải mái, bất kể với lí do gì. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Khu vực đảo cứu hộ chỉ dành cho các trường hợp như xe có vấn đề, sự cố cần sửa chữa chứ không dành cho các lái xe tấp vào để nghỉ ngơi.
Ai dừng đỗ xe ở đây trong trường hợp xe không gặp vấn đề sẽ bị cảnh sát giao thông sờ gáy và chịu phạt tương tự như hành vi đỗ xe trái pháp trên cao tốc. Bạn cần biết rằng các điểm đảo cứu hộ này thường gần với các hầm chui vì vậy rất dễ có camera quan sát của cảnh sát giao thông trên cao tốc. Vậy nên, nếu lái xe nào muốn nghỉ ngơi tạm thời ở các đảo này thì có thể dùng mẹo như sau:
Dừng xe, bật nắp capô xe giả vờ như xe gặp sự cố. Bật đèn tín hiệu khẩn cấp và mở cửa xe ngó nghiêng vào khoang máy xe. Dĩ nhiên, đây là cách để các chủ xe nghỉ ngơi trong ít phút chứ không phải cách đối phó lâu dài nên các chủ xe cần chú ý, tốt nhất không nên dừng đỗ quá lâu.