Những xe ô tô nào bắt buộc phải trang bị bình cứu hỏa?
Căn cứ theo nội dung Thông tư 57/2015 của Bộ Công An, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ buộc phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy (PCCC) bao gồm:
Quy định loại bình cứu hỏa phù hợp với từng loại xe ô tô
Các xe ô tô trên 4 chỗ ngồi và xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo bắt buộc phải trang bị từ 01 đến 02 bình cứu hỏa thuộc chủng loại sau:
Lái xe có thể căn cứ vào bảng danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dưới đây để mua đúng chủng loại và kích cỡ phù hợp, đồng thời thuận tiện cho việc lắp đặt trên xe ô tô.
STT |
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên |
Danh mục, định mức trang bị | |||||
Bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4kg |
Bình bột chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg hoặc bình bọt chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ 4kg đến 6kg |
Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng: Kìm cộng lực, búa, xà beng | Đèn pin chuyên dụng | Găng tay chữa cháy | Khẩu trang lọc độc | ||
1 | Ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi | 1 bình | |||||
2 | Ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên | ||||||
2.1 | Ô tô từ 10 đến 15 chỗ ngồi | 1 bình | 1 bộ |
1 chiếc |
1 đôi |
1 chiếc |
|
2.2 | Ô tô từ 16 đến 30 chỗ ngồi | 1 bình | 1 bình | 1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
2.3 | Ô tô trên 30 chỗ ngồi | 1 bình | 2 bình | 1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
3 | Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo | 1 bình | 1 bình | 1 bộ |
1 chiếc |
2 đôi |
2 chiếc |
Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Ngoài bình cứu hỏa, phương tiện PCCC trên xe ô tô cần có là bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng), đèn pin chuyên dụng, găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc.
Đặt bình cứu hỏa ở đâu trên xe ô tô cho an toàn?
Lái xe nên đặt các phương tiện PCCC ở gần vị trí của mình, vừa dễ thấy vừa dễ lấy, đồng thời không làm ảnh hưởng đến các thao tác lái xe và xa tầm tay trẻ em. Vị trí phù hợp có thể đặt bình chữa cháy ở dưới gầm ghế, dưới chân ghế hành khách trước, hốc cánh cửa. Không nên đặt bình cứu hỏa ở cốp hay gầm xe.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo, các lái xe nên đặt bình cứu hỏa ở các vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào (như cột A, bảng táp-lô, khay chứa đồ dưới gương chiếu hậu nội thất…) tránh để ở nơi có nhiệt độ cao (từ trên 50 độ C). Bởi nếu nền nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ lớn.
Các vị trí tránh đặt bình cứu hỏa trên xe ô tô.
Trong trường hợp, nếu không tìm được nơi râm mát để đỗ xe và buộc phải đỗ xe dưới trời nắng gắt quá lâu thì lái xe nên thực hiện một số thao tác an toàn nhằm giảm thiểu tình trạng cháy nổ của bình cứu hỏa như:
Ngoài ra, lái xe cần thường xuyên kiểm tra bình cứu hỏa xem có hiện tượng gì bất thường hay không hoặc kiểm tra niên hạn, để có những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho xe và người ngồi trên xe trong quá trình sử dụng.
Không trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Không trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng
Kể từ ngày 01/06/2016, tất cả các xe ô tô không được trang bị đủ các phương tiện PCCC (bình cứu hỏa, bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng), đèn pin chuyên dụng, găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc) sẽ bị phạt từ 300 – 500 nghìn đồng.
Mức phạt sẽ nâng lên từ 3 – 5 triệu đồng đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không trang bị đủ phương tiện PCCC.
Đề xuất bỏ quy định bình cứu hỏa cho xe ô tô từ 4 chỗ ngồi
Theo tin tức pháp luật mới nhất, Bộ Công an đề xuất bỏ quy định bắt buộc phải trang bị phương tiện PCCC đối với xe ô tô từ 04 chỗ ngồi đến dưới 10 chỗ ngồi. Cụ thể, các xe ô tô loại này không cần phải trang bị bình cứu hỏa, thay vào đó chỉ cần đảm bảo hệ thống nhiên liệu, điện, vật tư và hàng hóa bố trí đảm bảo an toàn về PCCC.
Bộ Công An cũng đề xuất quy định bắt buộc về bình cứu hỏa trên xe ô tô chỉ áp dụng cho xe từ 10 chỗ trở lên và các phương tiện khác đã quy định trong Thông tư 57/2015.
Được biết, đề xuất bỏ quy định về bình cứu hỏa trên xe ô tô từ 04 chỗ ngồi đến 10 chỗ ngồi là để phù hợp với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật PCCC Bộ Công an đang xây dựng, dự kiến sẽ áp dụng chính thức trong năm 2020.
Ảnh: Internet