Nguyên tắc tính mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 do Quốc hội ban hành, nguyên tắc tính mức phạt tiền cụ thể đối với người vi phạm được quy định tại Khoản 4 Điều 23, như sau:
Điều 23. Phạt tiền
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, trong trường hợp người tham gia giao thông vi phạm luật giao thông dẫn đến việc phải nộp phạt hành chính, nguyên tắc tính tiền phạt sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm tại Nghị định 100 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nguyên tắc tính tiền phạt là mức trung bình của khung tiền phạt theo quy định.
Ví dụ:
Anh Nguyễn Văn A lái ô tô tham gia giao thông nhưng vượt đèn đỏ. Khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình Giấy phép lái xe, anh A có xuất trình được nhưng sau khi xem xét, CSGT nhận thấy Giấy phép lái xe đã hết hạn quá 6 tháng. Do đó, anh A được CSGT yêu cầu nộp phạt 12.000.000 đồng để lấy xe đi.
Trong trường hợp này, anh A phải chịu hai mức phạt bởi lỗi vượt đèn đỏ và sử dụng Giấy phép lái xe đã hết hạn quá 6 tháng khi tham gia giao thông.
– Lỗi vượt đèn đỏ được quy định tại Khoản 5 Điều 5 về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
– Lỗi sử dụng Giấy phép lái xe đã hết hạn quá 6 tháng được quy định tại Khoản 8 Điều 21 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.
Như vậy, do không có tình tiết giảm nhẹ, căn cứ theo nguyên tắc tính mức phạt tiền cụ thể đối với người vi phạm được quy định tại Khoản 4 Điều 23, anh Nguyễn Văn A sẽ phải nộp số tiền phạt là 9.000.000 đồng.
Theo các chuyên gia tư vấn pháp luật, việc CSGT yêu cầu anh A nộp mức phạt 12 triệu đồng là trái với quy định của pháp luật, do đó anh A có quyền khiếu nại về việc này.
Người bị xử phạt có quyền khiếu nại nếu nhận thấy quyết định xử phạt không chính xác.
Quy định khiếu nại về biên bản giao thông
Tiếp tục xét theo trường hợp của anh Nguyễn Văn A đã nói ở trên, anh A có quyền khiếu nại biên bản xử phạt giao thông căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:
Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu người bị xử phạt do vi phạm giao thông nhận thấy biên bản xử phạt của CSGT là chưa chính xác thì hoàn toàn có thể thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình.
Thủ tục khiếu nại quyết định xử phạt hành chính
Căn cứ tại Điều 9 của Luật Khiếu nại, thời gian khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Bên cạnh đó, người khiếu nại cần chuẩn bị hồ sơ giải quyết khiếu nại như sau:
Ảnh: Internet