Đoạn 2 Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành quy định như sau:
Điều 17. Công an cấp tỉnh
…
2. Phòng Cảnh sát giao thông
…
b)…
Căn cứ tình hình thực tế công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, Phòng Cảnh sát giao thông tham mưu Giám đốc Công an cấp tỉnh có kế hoạch bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật;
3. Công an cấp huyện
a) Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính; đường tỉnh, đường đô thị theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh;
b) Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Cảnh sát giao thông phối hợp các lực lượng chức năng xử lý vi phạm
Như vậy, CSGT cấp huyện không được tự ý xử lý vi phạm trên đường quốc lộ. CSGT cấp huyện sẽ chỉ được phép khi phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ.
Quyền hạn của CSGT cấp huyện:
Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, tại khoản 2 Điều 12 ghi nhận CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong 05 trường hợp sau:
1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.
4. Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
5. Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– An toàn, đúng quy định của pháp luật.
– Không làm cản trở đến hoạt động giao thông.
– Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cũng theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, tại khoản 2 Điều 12 ghi nhận CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong 05 trường hợp sau:
1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.
4. Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
5. Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– An toàn, đúng quy định của pháp luật.
– Không làm cản trở đến hoạt động giao thông.
– Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.